Chào ngoclang và tranthachthuy!
Trước hết, mình khuyên hai bạn nên suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định đi đến việc ly hôn của mình để không phải nuối tiếc về sau. Các bạn có thể ngồi lại cùng nhau, nói ra những khuất mắc và cố gắng cùng nhau khắc phục. Đừng vì cái tôi cá nhân quá cao, những nông nổi nhất thời
mà tan vỡ hạnh phúc gia đình,
và người chịu hậu quả nhiều nhất chính là những đứa con của các bạn.
Mình không hiểu về tình trạng hôn nhân của các bạn nên có vài lời chia sẻ chân thành.
Khi các bạn đã cố gắng và quyết định thật kĩ, thì mình xin góp ý về quy định pháp luật về ly hôn để các bạn được rõ.
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình ở Việt nam thì việc ly hôn có thể do một bên (đơn phương), hoặc cả hai bên cùng thuận tình làm đơn ly hôn và nộp ra Tòa.
Theo thủ tục chung thì Tòa sẽ tiến hành hòa giải giữa hai bên. Nếu hòa giải không thành. Và Tòa xem xét thấy tình trạng hôn nhân trầm trọng (các bên không thể hiểu nhau, không yêu thương và không chăm sóc cho nhau, chứ không nhất thiết phải có đánh đập trong đó bạn nhé...), đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì Tòa sẽ quyết định cho ly hôn.
Việc ly hôn là chuyện cá nhân của gia đình cá nhân, bạn không vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật nên sẽ không ảnh hưởng gì đến nghề nghiệp của bạn, nên bạn yên tâm nhé!
Về tài sản thì nếu bạn có đủ giấy tờ, chứng cứ chứng minh do bạn tự mua bằng tiền của mình thì đó là tài sản của bạn. Nếu bạn không chứng minh được thì tài đó là tài sản chung của vợ chồng, nếu không xác định được mức đóng góp của từng người Tòa sẽ chia đôi.
Còn về con chung, nếu hai bên vợ - chồng không thỏa thuận được việc nuôi con Tòa mới can thiệp. Về nguyên tắc thì con dưới 3 tuổi Tòa sẻ gioa cho người mẹ nuôi dưỡng chăm sóc, tuy nhiên nếu người cha có yêu cầu nuôi con, và có thể đảm bảo việc nuôi dưỡng chăm sóc con tốt hơn Tòa vẫn có thể giao cho người cha nuôi dưỡng.
Nếu con từ 5 tuổi đến 9 tuổi thì Tòa sẽ gia cho bên nào nuôi theo hướng căn cứ vào lợi ích mọi mặt của người con như về điều kiện kinh tế, đạo đức... của cha và mẹ để giao con. Con từ 9 tuổi trở lên thì Tòa xem xét vào nguyện vọng của con để quyết định giao cho cha mẹ hoặc cha nuôi.
Các bên vợ chồng sau khi ly hôn, một hoặc cả hai bên có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người chăm sóc, nuôi dưỡng con nếu xét thấy mình có thể đảm bảo quyền lợi của con tốt hơn.
Bên không trực tiếp nuôi con sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Vài ý giả đáp thắc mắc.
Chúc hai bạn có quyết định thật sáng suốt cho hạnh phúc của gia đình mình.
Thân chào.
Ms Ngan,
Mail: sally.hcmlaw@gmail.com
H/P: 0948 899 067
Skype/Yahoo/Twitter: nganle89
-----------