DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Lý giải tại sao đa cấp rất ít bị pháp luật "sờ gáy"

Sắp đến thời điểm chuyển giao vào mùa hè – thời điểm mà nhiều sinh viên sẽ chọn đi làm để kiếm chút tiền lương. Vì thế đây cũng thường là thời điểm mà tình trạng đa cấp lôi kéo các sinh viên hoặc những người nhẹ dạ cả tin nhiều hơn. Tuy vậy một điều mà có lẽ mọi người vẫn thường thắc mắc, tại sao các công ty đa cấp rất ít khi bị “sờ gáy” bởi pháp luật?

Đầu tiên, hãy điểm qua đa cấp hoạt động như thế nào?

Kinh doanh đa cấp (MLM – Multi-level Marketing) hay bán hàng đa cấp (tên gọi thông dụng tại Việt Nam) là một hình thức bán hàng trực tiếp trong đó việc lưu hành, bán và phân phối sản phẩm được thực hiện qua qua một mô hình nhiều tầng bao gồm những cá nhân hoạt động riêng biệt, họ có thể mua hàng trực tiếp tại công ty mà không phải thông qua các đại lý hay cửa hàng bán lẻ. Bản chất những cá nhân này không phải là nhân viên của công ty, họ chỉ là đối tác phân phối hàng hóa cho công ty mà thôi. Nhiệm vụ của họ là giới thiệu, bán hàng sản phẩm tới người tiêu dùng và nhờ vào việc đó họ sẽ có lợi nhuận từ hoa hồng bán sản phẩm. Ngoài ra, họ có nhiệm vụ giúp đỡ những người khác cùng tham gia doanh nghiệp MLM, dạy họ cách xây dựng mạng lưới phân phối viên của riêng mình, mạng lưới đó thường được gọi là downline (tuyến dưới). Ngoài thu nhập từ hoa hồng bán sản phẩm, họ còn nhận được hoa hồng từ mạng lưới tuyến dưới, tiền thưởng nếu đạt doanh số

=> Có thể thấy việc đa cấp biến tướng xuất phát từ mô hình kim tự tháp của “người đứng đầu”. Lý do là hoạt động kinh doanh chân chính sẽ thu lợi nhuận từ doanh thu sản phẩm chứ không phải là kêu nhiều người tham gia để thu lại khoảng phí “đặt cọc”. Hơn nữa các hình thức tiếp thị sản phẩm này thường sẽ bị thổi phồng quá công dụng của nó, thường ẩn dưới vỏ bọc là các sản phẩm chức năng hoặc các khóa học đào tạo.

Tuy vậy hoạt động kinh doanh đa cấp không bị pháp luật nước ta cấm. Cụ thể hơn theo Khoản 11 Điều 3 Luật thương mại 2005 quy định rằng việc bán hàng đa cấp là hợp pháp khi:

● Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau;

● Hàng hóa được người tham gia bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp cho người tiêu dùng tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng hoặc địa điểm khác không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hoặc của người tham gia;

● Người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia bán hàng đa cấp cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức và mạng lưới đó được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận.

Như vậy hình thức kinh doanh đa cấp chỉ sai khi có các hành vi gian dối, không đúng với các quy định trên. Tuy nhiên các hành vi trên thường bị che giấu dưới các hình thức như hoa hồng được sinh ra do lôi kéo người khác, cung cấp thông tin sai lệch về sản phẩm để thu được một khoản tiền lớn hơn... Tất cả đều được thực hiện rất tinh vi và đa phần những người khi biết mình bị lừa gạt vào đường dây đa cấp đều “cắn răng” chấp nhận mà không báo với cơ quan chức năng, vì lẽ đó mà vấn nạn này ngày qua ngày vẫn liên tục mọc lên mà không có sự kiểm soát.

Vậy tại sao các công ty đa cấp vẫn mọc tràn lan?

Lý giải điều này theo mình có rất nhiều nguyên nhân, có thể điểm qua vài ý kiến sau:

Kinh doanh đa cấp nhưng không tiến hành đăng ký nhận giấy phép để lách luật, không chịu sự điều chỉnh của luật về bán hàng đa cấp. Sau đó khi đã có rất nhiều “con mồi” bị dụ dỗ thì họ lợi dụng mô hình biến tướng của hình thức này là việc di chuyển địa bàn kinh doanh liên tục, đăng ký kinh doanh ở tỉnh này nhưng sang tỉnh khác hoạt động. Những nạn nhân khi phát hiện cũng không biết nơi nào để tìm.

Kinh doanh theo hình tháp ảo, không bán hàng, chỉ mời người vào mạng lưới. Hoa hồng thu được là do phần tiền phí mà người mới vào đóng hoặc có bán hàng nhưng quảng cáo sai sự thật, thực hiện sai những nội dung trong đề án. Đa phần trường hợp này người tham gia vào mạng lưới chỉ có cách âm thầm tự rời khỏi vì chính ho5 chấp nhận những việc trên để kiềm được nhiều tiền hơn.

Các công ty đa cấp cho kí các hợp đồng “ma” với điều khoản ràng buộc vô lý khiến người tham gia giao dịch lo sợ những chế tài trong hợp đồng ấy, tứ đó không dám tố cáo lên cơ quan chức năng mà chỉ lo thực hiện nội dung giao kết.

Kết: Tuy vậy, hiện nay pháp luật ta đã có những dự thảo về việc quy định cụ thể hơn về vấn đề kinh doanh đa cấp, do đó có thể trong tương lai hình thức này sẽ tiếp tục hoạt động núp bóng dưới dạng khác với những nguyên nhân mình liệt kê bên trên. Vì thế ngay từ bây giờ mọi người nên trang bị những kiến thức cơ bản và hãy tỉnh táo khi đăng kí việc làm với một doanh nghiệp bất kì, đừng để “đồng tiền” lôi kéo chúng ta vào con đường phạm pháp ấy. Mọi người có thể tham khảo thêm các căn cứ pháp lý có liên quan bên dưới để nắm bắt thông tin về vấn đề trên:

Luật cạnh tranh 2004

Nghị định 110/2005/NĐ-CP quy định về quản lý bán hàng đa cấp

  •  20591
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…