DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

LƯU Ý VỀ CÁC HÌNH THỨC CHUYỂN ĐỔI CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

Chuyển đổi các loại hình doanh nghiệp là việc làm thay đổi hình thức pháp lý của doanh nghiệp từ loại hình này sang một loại hình khác. Tuy nhiên không phải bất kỳ loại hình nào cũng có thể chuyển đổi cho nhau. Luật doanh nghiệp 2014 chỉ thừa nhận việc chuyển đổi theo 3 hình thức:

- Chuyển đổi từ Công ty TNHH sang Công ty cổ phần;

- Chuyển đổi từ Công ty cổ phần sang Công ty TNHH;

- Chuyển đổi từ Doanh nghiệp tư nhân sang Công ty TNHH.

Để làm rõ về từng hình thức chuyển đổi, chúng ta sẽ đi làm rõ về các cách thức để chuyển đổi trong từng loại hình:

- Đối với chuyển đổi từ Công ty TNHH sang Công ty cổ phần, có các cách thức sau đây: (1) Chuyển đổi thành công ty cổ phần mà không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng góp vốn, không bán phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác; (2) Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn; (3) Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần phần vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác; (4) Kết hợp cả 3 hình thức trên.

- Đối với chuyển đổi từ Công ty cổ phần sang Công ty TNHH 1 thành viên lại có những cách thức sau: (1) Một cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp tương ứng của tất cả các cổ đông còn lại; (2) Một tổ chức hoặc cá nhân không phải là cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của tất cả cổ đông của công ty; (3) Công ty chỉ còn lại một cổ đông trong thời gian vượt quá thời hạn yêu cầu số lượng tối thiểu công ty cổ phần theo quy định của pháp luật.

- Đối với chuyển đổi từ Công ty cổ phần sang Công ty TNHH 2 thành viên trở lên tương tự giống việc chuyển đổi từ Công ty TNHH thành CTCP.

- Đối với chuyển đổi từ Doanh nghiệp tư nhân sang Công ty TNHH khi có đủ các điều kiện sau: (1) Thỏa mãn điều kiện để Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; (2) Chủ doanh nghiệp phải là chủ sở hữu công ty (TNHH 1 thành viên) hoặc là thành viên (TNHH 2 thành viên); (3) đảm bảo thanh toán đầu đủ các số nợ của DNTN; (4) giải quyết các hợp đồng chưa thanh lý của công ty TNHH chuyển đổi; (5) thỏa thuận và tiếp nhận các lao động hiện có của DNTN.

Với những quy định về quyền của doanh nghiệp được phép chuyển đổi hình thức pháp luật của mình, Luật doanh nghiệp 2014 đã đi theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc thực hiện tốt hơn những hoạt động của mình. Khi nguồn lực về vốn, lao động, cơ sở vật chất, kỹ thuật của doanh nghiệp có thay đổi, doanh nghiệp có thể thực hiện chuyển đổi loại hình để phù hợp hơn với những điều kiện mới, tạo hiệu quả trong kinh doanh.

Luật doanh nghiệp 2014 chỉ quy định những nguyên tắc chung trong việc thực hiện chuyển đổi các loại hình doanh nghiệp, những thủ tục cụ thể của quá trình chuyển đổi các hình thức pháp lý của doanh nghiệp sẽ được quy định chi tiết ở Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

  •  20273
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…