DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Lương y như từ mẫu? - Một nền y khoa đổ vỡ?

Xem thường mạng sống người bệnh

 

Mổ sỏi thận làm thủng đại tràng bệnh nhân, nhưng buộc người bệnh phải trả tiền cho ca mổ lần 2 để giải quyết hậu quả tai biến đó.

 

Bệnh nhân Nguyễn Thanh Tâm (sinh năm 1962, ngụ xã Mỹ Hội, H.Cao Lãnh, Đồng Tháp) có sỏi thận đến khám tại Bệnh viện (BV) Bình Dân (TP.HCM). Ngày 9.6, ông Tâm được chỉ định nhập viện để mổ lấy sỏi thận. Bác sĩ điều trị cho mổ bằng phương pháp lấy sỏi qua da vào ngày 15.6. Trong lúc mổ, bác sĩ đã làm thủng đại tràng bệnh nhân, đến ngày 28.6, bệnh nhân trở nặng và tử vong tại BV.

 
 

 

 

 

Biên lai ghi số tiền gia đình bệnh nhân Tâm tạm …

 

 

 

 

Người nhà ông Tâm là ông Nguyễn Đức Ngôn bức xúc khi phản ánh với PV Thanh Niên: “Bác sĩ mổ làm thủng đại tràng, buộc phải mổ lại lần nữa để giải quyết hậu quả, nhưng BV vẫn buộc bệnh nhân nộp tiền cho lần mổ này. Bác sĩ và lãnh đạo BV xem mạng sống của người bệnh thật rẻ rúng - mổ làm thủng ruột, bệnh nhân tử vong, nhưng không hề giải thích; không chia sẻ nỗi mất mát người thân của gia đình. Đến khi gia đình làm đơn phản ánh thì rất lâu sau đó, BV mới cử đại diện đến nhà thăm”.

 

Bác sĩ Nguyễn Chí Hùng, Giám đốc BV Bình Dân, thừa nhận: “Bệnh nhân Tâm được bác sĩ Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng mổ bằng phương pháp mới “lấy sỏi qua da” vào ngày 15.6. Trong quá trình mổ có làm thủng một lỗ ở đại tràng xuống, lỗ thủng khoảng 1 cm. Các bác sĩ chuyển sang mổ hở, và có xử trí lỗ thủng bằng cách vá lại. Bệnh nhân được mổ lại lần hai hôm 21.6 để giải quyết biến chứng. Mấy ngày sau mổ, bệnh nhân tạm ổn. Nhưng rồi khoảng 3 giờ sáng 28.6, bệnh nhân trở nặng, suy tuần hoàn cấp, ê-kíp trực hồi sức cấp cứu nhưng không hiệu quả, bệnh nhân tử vong hơn 1 giờ sau đó”.

 

Bác sĩ Hùng lý giải: “Trong tất cả các kỹ thuật, kể cả tiêm chích cũng có thể xảy ra tai biến, cho dù bác sĩ có cẩn thận. Chúng tôi xử lý biến chứng như thế là phù hợp”. Chúng tôi đặt câu hỏi: “Về lý thuyết, tỷ lệ biến chứng có thể xảy ra đối với kỹ thuật mổ “lấy sỏi qua da” là bao nhiêu phần trăm; và bác sĩ có giải thích những nguy cơ cho người bệnh biết trước khi mổ?”, thì bác sĩ Hùng không trả lời được, mà nói để xem lại. Chúng tôi hỏi tiếp: “Ê -kíp cấp cứu có nghĩ đến việc bệnh nhân Tâm trở nặng và tử vong do nguyên nhân gì hay không?”, bác sĩ Hùng trả lời: “Diễn tiến trở nặng của bệnh nhân Tâm cấp thời có thể do biến chứng của ca mổ thủng đại tràng; hoặc có thể do vấn đề tim mạch có sẵn của người bệnh, điều này chưa rõ, vì không làm giải phẫu tử thi”. Tuy nhiên, trong một công văn trả lời gia đình bệnh nhân của BV Bình Dân do bác sĩ Nguyễn Chí Hùng ký có nêu: “Bệnh nhân tử vong đột ngột ngoài dự kiến. Căn cứ vào các dữ liệu và thông tin điều trị, bệnh nhân tử vong do sốc không hồi phục, nghĩ đến các nguyên nhân nhiễm trùng, suy thận, thiếu máu”. Theo các chuyên gia, “đại tràng xuống” chứa nhiều phân và vi trùng, do vậy, nếu làm thủng đại tràng xuống trong lúc mổ, phân và dịch sẽ xì ra ổ bụng khiến bệnh nhân bị nhiễm trùng rất nguy hiểm.

 

Về việc gia đình bệnh nhân bức xúc: “Tại sao mổ lại lần hai để giải quyết hậu quả tai biến do bác sĩ gây ra nhưng buộc người bệnh phải đóng tiền?”, bác sĩ Hùng nói: “Chúng tôi ghi nhận phản ánh này từ phía gia đình. Chúng tôi sẽ gửi lại toàn bộ chi phí”. “Tại sao sau khi bệnh nhân tử vong, BV không giải thích, thăm hỏi gì, đợi đến khi gia đình phản ánh mới cử người đến thăm?”, bác sĩ Hùng nhìn nhận: “Chúng tôi xin lỗi gia đình, nhân viên chúng tôi chưa làm tốt công việc này”. 

Thanh Tùng

 

Bệnh viện chậm trễ, bệnh nhân mất tay




Chiều 7.8, tiếp xúc với PV Thanh Niên, anh Nguyễn Văn Kết (39 tuổi, ngụ ấp Xóm Dừa, xã Quách Phẩm, H.Đầm Dơi, Cà Mau) vẫn chưa hết bức xúc: “Đến giờ, tôi vẫn không hiểu sao các bác sĩ ở Bệnh viện (BV) Đa khoa khu vực huyện Cái Nước (Cà Mau) không cho tôi lên tuyến trên để điều trị kịp thời, khiến tôi phải tháo bỏ cánh tay, làm người tàn tật suốt đời”.

  Lương y như từ mẫu: còn không?

 Chị Lê Bích Thủy, vợ anh Kết, kể: “Chiều 20.6, anh Kết bị thương ở cánh tay phải, máu ra rất nhiều. Đến 19 giờ cùng ngày, anh được gia đình đưa đến BV Cái Nước điều trị. Anh được đưa vào phòng mổ lúc 19 giờ 50 và ca mổ kết thúc lúc 1 giờ sáng ngày hôm sau. Khi mổ xong, họ đưa chồng tôi sang phòng hồi sức, tôi có hỏi các bác sĩ về bệnh tình chồng tôi nhưng không ai nói. Đến khoảng 8 giờ 30 ngày 21.6, họ kêu tôi đến và thông báo phải nộp 1,4 triệu đồng tiền phẫu thuật để chuyển chồng tôi lên BV tuyến trên. Tôi hỏi bác sĩ sao không chuyển chồng tôi ngay từ đầu mà để tới giờ mới chuyển, họ chỉ nói không cứu được anh Kết nếu không chuyển đi”.

Ông Bùi Văn Dũ, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp BV Đa khoa khu vực Cái Nước, khẳng định: “Không thể chuyển đi ngay được vì BV này là BV hạng II, mà BV Cà Mau cũng là BV hạng II. Chúng tôi chỉ chuyển bệnh nhân đi tuyến trên (BV Đa khoa tỉnh Cà Mau - PV) đối với những trường hợp bệnh thật nặng”.

Được biết, ngày 21.6, BV Đa khoa khu vực Cái Nước chuyển anh Nguyễn Văn Kết lên BV Đa khoa Cà Mau. Sau khi thăm khám, các bác sĩ ở BV này khuyên gia đình nên chuyển anh Kết lên các BV ở tuyến trên. Sau đó, anh Kết được gia đình đưa đến BV 121 (TP Cần Thơ), các BS nơi đây cũng lắc đầu. Cuối cùng, anh Kết phải chịu tháo bỏ cánh tay phải ở BV Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, vì đã bị hoại tử.

Ông Trần Văn Chức, Phó giám đốc BV Đa khoa khu vực Cái Nước, giải thích: “Căn cứ vào hồ sơ bệnh án thì bệnh nhân Nguyễn Văn Kết bị đứt động mạch và tĩnh mạch vùng cánh tay phải. Đây là một bệnh lý khó, nhưng không phải các bác sĩ ở BV chúng tôi không làm được. Chúng tôi không chuyển đi ngay là vì nguyên tắc của bác sĩ phải phục vụ bệnh nhân hết mình. Nhưng rất tiếc trường hợp của bệnh nhân Kết thì điều trị không thành công”.

Được biết, gia đình anh Kết thuộc diện hộ nghèo, sau khi xuất viện về anh thiếu nợ hơn 30 triệu đồng, không khả năng trả. Hiện gia đình anh (vợ và 3 con nhỏ), sống đắp đổi bằng tiền làm thuê của chị Thủy.

Gia Bách

Bác sĩ có lỗi trong cái chết của thiếu nữ 16 tuổi

Thứ bảy, 2/7/2011
Bác sĩ Bệnh viện Năm Căn đã thiếu quan tâm theo dõi diễn biến sức khỏe bệnh nhân, không chụp X-quang đầu, siêu âm tổng quát… nên không phát hiện em Hiền chấn thương sọ não - nhận định ban đầu của Sở Y tế Cà Mau.

Sáng nay trao đổi với VnExpress.net về cái chết của thiếu nữ Dương Thu Hiền 16 tuổi tại Bệnh viện Đa khoa huyện Năm Căn (Cà Mau) hôm 29/6 dẫn đến tình trạng người nhà bức xúc gây rối, ông Huỳnh Trung Kiên - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau - cho biết hôm nay tiếp tục họp hội đồng khoa học để có kết luận chính thức nhằm đưa ra hình thức xử lý nghiêm kíp y bác sĩ trực đêm xảy ra vụ việc.

Theo ông Kiên, hội đồng khoa học họp ngày 1/7 xác định theo hồ sơ bệnh án lưu tại bệnh viện thì bác sĩ điều trị chẩn đoán Hiền bị ảnh hưởng thần kinh nhẹ ở dạng tress. Trong khi đó sau khi cô qua đời, kết quả giám định pháp y cho thấy thiếu nữ thiệt mạng do chấn thương sọ não kín.

Kết luận trên cho thấy kíp trực hôm điều trị cho Hiền chẩn đoán cận lâm sàng của bệnh nhân chưa đúng nên không cho tiến hành các bước tiếp theo như siêu âm tổng quát, chụp X-quang đầu… Do đó bệnh viện không phát hiện thiếu nữ bị chấn thương sọ não, gây tử vong đáng tiếc.

Nhà của một bác sĩ Bệnh viện Năm Căn bị những người quá khích đập phá sau cái chết của thiếu nữ Dương Thu Hiền. Ảnh: Thiên Phước
Nhà của một bác sĩ Bệnh viện Năm Căn bị những người quá khích đập phá sau cái chết của thiếu nữ Dương Thu Hiền. Ảnh: Thiên Phước

Người đứng đầu ngành y tế Cà Mau nói rằng kíp trực gồm bác sĩ Nguyễn Duy Tú với hai điều dưỡng Tô Minh Phước, Hồ Minh Cảnh còn yếu kém về chuyên môn nên có thể chủ quan, thờ ơ trước tình hình sức khỏe của bệnh nhân. Chính vì vậy theo đại tá Lê Thanh Sơn (Trưởng Công an huyện Năm Căn) cơ quan điều tra đang xem xét hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm của các y bác sĩ trong cái chết của bệnh nhân Hiền.

Sau khi thiếu nữ qua đời, người thân bức xúc cho rằng bác sĩ tắc trách nên đặt thi thể cô ở cổng bệnh viện để bắt đền rồi đưa lên xe kéo đi khắp Cà Mau làm tắc nghẽn giao thông. Nhiều người lợi dụng vụ việc đập phá bệnh viện và nhà một số bác sĩ. Hàng chục người đã bị bắt do liên quan đến vụ việc.

Trò chuyện cùng VnExpress.net, luật sư Trịnh Vĩnh Phúc - Giám đốc Công ty Luật Hợp danh Phúc Đức, TP HCM - cho rằng hành vi của các thầy thuốc trong việc chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân cần được xem xét, vì không phải tự nhiên mà người dân phản ứng một cách cuồng nộ.

"Theo tôi, nguyên nhân xuất phát từ việc tắc trách, thiếu trách nhiệm, lơ là, bất cẩn của kíp trực. Nếu y bác sĩ phát hiện Hiền bị chấn thương sọ não kịp thời hoặc cho chuyển lên tuyến trên thì có thể bệnh nhân không chết”, luật sư Phúc nói.

Theo luật sư Phúc, cần làm rõ thông tin từ một số người nhà bệnh nhân là đã sớm báo động với bác sĩ nhiều lần về tình trạng sức khỏe rất kém của Hiền nhưng bác sĩ tỏ ra thờ ơ.

Đêm 27/6, Dương Thu Hiền bị Lê Quốc Lơ chở vào khu vực vắng người ở sân bay Năm Căn để sàm sỡ, có ý định giao cấu. Cô gái phản ứng dẫn đến ngã xuống xe. Đến 3h sáng ngày 28/6 người dân phát hiện Hiền nằm ngoài đường nên đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Năm Căn cấp cứu trong tình trạng hôn mê. Bác sĩ khẳng định sức khỏe cô không nguy hiểm, không chỉ định siêu âm tổng quát hay chụp X-quang… Thấy bệnh tình của thiếu nữ diễn biến xấu, người thân yêu cầu chuyển lên tuyến trên nhưng không được bệnh viện đáp ứng. Rạng sáng hôm sau Hiền tử vong.

Thiên Phước

  •  24517
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…