DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Lương nhà giáo và sự ân hận của những giáo viên từng là học sinh giỏi

Vừa mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành dự thảo mới trong công tác tuyển sinh ngành sư phạm. Theo đó, học sinh có học lực loại giỏi mới được dự thi vào ngành này. Quy định này đã gây khá nhiều tranh cãi:

Có người cho rằng Bộ Giáo dục “đang mơ giữa ban ngày”. Người lại cho rằng, nhất quyết sẽ chẳng bao giờ thực hiện được vì hàng ngàn sinh viên sư phạm ra trường đang thất nghiệp và chế độ lương, ưu đãi quá thấp.

Và nỗi lòng của người đã “may mắn” được làm nghề sư phạm như thế nào trước quy định này, cảm thấy may mắn hay hối hận?

“Biết thế này, ngày đó…”, “Giá mà…”, “Nếu thời gian quay trở lại…” câu nói bỏ lửng của một số học trò cũ nay đã những thầy cô giáo lành nghề. Các thầy cô đã từng là học sinh giỏi ở cả ba cấp và luôn luôn đứng trong tốp đầu của trường. Những cựu học sinh ấy từng là niềm tự hào của gia đình vì đã mang về khá nhiều giấy khen vì thành tích đạt được: nào giải học sinh giỏi truyền thống, giải ở kì thi Olympic miền nam, giải thi học sinh giỏi cấp quốc gia.

Do đạt thành tích giải quốc gia nên các học trò này được tiêu chuẩn tuyển thẳng vào trường đại học sư phạm. Người thì vui lòng nối nghiệp gia đình, người thì vì sức ép của gia đình…thế là tất cả đều chọn vào trường Đại học sư phạm TPHCM.

Ra trường, tuy tất cả đều tìm được việc làm đúng chuyên ngành của mình nhưng với mức lương trước đây 2 triệu 300 ngàn đồng/tháng quả thật quá chật vật.  Có người cười chua chát “đi học còn giàu hơn đi dạy”. Khi đi học, ba mẹ gửi cho một tháng 3 triệu đồng nhưng khi đi dạy chỉ nhận được 2 triệu 300 ngàn đồng.

Năm tháng trôi qua, các học trò xưa cũng có gia đình. Do môi trường tiếp xúc hạn hẹp nên phần lớn giáo viên cũng đều có vợ hoặc chồng là thầy cô giáo. Và vì thế, cuộc sống túng quẫn cứ xoay vòng với túng quẫn khi gia đình có thêm thành viên mới. Họ nhận lương về dù tằn tiện chi tiêu cũng chỉ được 20 ngày là hết. Vay mượn để cầm cự tới kì lĩnh lương lần sau, có lương thì trả và lại hết tiền vào ngày 20 tháng sau chưa kể những lúc con ốm đau hay đi đám đình, trả nghĩa…

Vào buổi họp lớp quy tụ gần đủ những học sinh đã từng học một thời. Sân trường rộng rãi bỗng trở nên chật hẹp vì những chiếc xe con đậu kín một khoảng sân. Những bạn ngày xưa thường xuyên không thuộc bài, hay bị phạt, hay bị nhắc nhở ngày nay ai ai cũng sang trọng chỉ vì một điều duy nhất: họ không chọn sư phạm.

Mức lương của nhà giáo, cơ hội việc làm của nhà giáo hiện nay khiến cho nhiều học sinh giỏi ngày càng không dám vào sư phạm nguyên nhân chính ngoài chuyện xin việc khó khăn còn vì đồng lương quá eo hẹp.

Đã thế, môi trường sư phạm cũng không có cơ hội để các nhà giáo làm thêm ngoài chuyện dạy thêm ngỡ là chính đáng nhất cũng bị lên án.

Thế nên nếu như quy định trên của Bộ Giáo dục và Đào tạo muốn người giỏi vào sư phạm ngoài việc ra trường được bố trí việc làm ngay còn phải có mức lương cao để họ tự nuôi sống mình và nuôi thêm đứa con học đại học.

  •  9183
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…