DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

LUẬT TRƯNG CẦU Ý DÂN: VÀI THÔNG TIN CẦN BIẾT

Vấn đề trưng cầu ý dân (phúc quyết toàn dân) đều được quy định trong các bản Hiến pháp, từ 1946, 1959, 1980, 1992 và đến 2013 song quy định thì vẫn mãi là quy định vì chưa được luật nó nên không thể thực hiện. Nhưng trong kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật trưng cầu ý dân.

Khi nào được tổ chức

luat trung cau y dan

Khi Quốc hội cảm thấy cần thiết trưng cầu một vấn đề nào đó trước toàn dân hoặc có ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội kiến nghị. Trong trường hợp do một phần đại biểu kiến nghị thì Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm tổng hợp các kí nghị, hồ sơ có liên quan trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Ngày tổ chức trưng cầu ý dân sẽ là ngày chủ nhật, tương tự với ngày tổ chức bầu cử.

Vấn đề nào sẽ trưng cầu ý dân

Hiến pháp (toàn văn hoặc một phần nội dung cần thiết trưng cầu);

Các nguyên tắc cơ bản của Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; 

Vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của quốc gia; 

Vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội có ảnh hưởng lớn đến quốc kế dân sinh; 

Vấn đề quan trọng khác của đất nước.

Trường hợp không tổ chức:  

Trưng cầu ý dân sẽ được tổ chức trên phạm vi cả nước, tuy nhiên trong trường hợp đã trưng cầu ý dân thì trong vòng 24 tháng kể từ ngày kết quả trừng cầu ý dân được công bố thì không tổ chức lại ngoài ra không tổ chức trưng cầu ý dân trong thời gian ban bố tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp trong cả nước.

Cơ quan chịu trách nhiệm giám sát:

Các cơ quan chịu trách nhiệm giá sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn việc tổ chức trưng cầu ý dân bao gồm: Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân.    

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và Nhân dân giám sát việc tổ chức trưng cầu ý dân theo quy định của pháp luật.

Về cơ bản, những thông tin chung về trưng cầu ý dân đã được trình bày bên trên sau khi tổ chức trưng cầu ý dân, kết quả trưng cầu sẽ được công bố và có giá trị quyết định đối với vấn đề được đưa ra trưng cầu, cũng như quyết định sẽ có hiệu lực kể từ ngày nghị quyết của Quốc hội xác nhận kết quả trưng cầu ý dân được công bố.

  •  4523
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…