DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Luật Sư Trả lời - vụ việc mượn máy chụp ảnh, thì phạm tội gì ?

Câu hỏi của Độc giả:

Xin kính chào văn phòng tư vấn Phát luật !

Em có 1 câu chuyện rất mong văn phòng tư vấn giúp em để em có thể giải quyết ạ !

Chuyện là em có cho 1 người bạn mượn 1 chiếc máy ảnh mới trị giá hơn 22 triệu đồng để anh ta đi chụp thuê. Sau vài ngày em gọi điện để lấy máy ảnh về sử dụng thì anh ta có nói gửi 1 người bạn mang trả em và người đó làm mất. Gần 2 tháng trôi qua mà em chưa đòi được máy ảnh, công việc của em cần sử dụng rất nhiều, khi gọi điện thì anh ta chỉ hứa rồi lại không thấy mua trả em máy ảnh. Khi gọi điện thì anh ta chỉ nói đợi người bạn anh ta thu xếp.  Vì người quen nên em không làm giấy tờ gì khi cho mượn máy, nhưng khi cho mượn đã có 2 người bạn đi cùng chứng kiến sự việc. Vậy bây giờ em có thể làm đơn kiện được không ạ, và hành vi này được gọi là tội gì trong bộ luật ạ?

Rất mong được sự tư vấn của văn phòng ạ!

Em xin cảm ơn !

(Dương Nguyễn Quang – Email: duongapple...@gmail.com)

 

Luật Sư trả lời:

Dựa vào những tình tiết bạn kể trên thì có thể xảy ra 2 trường hợp:

Trường hợp 1: bạn của bạn chỉ vi phạm nghĩa vụ Dân sự đối với hành vi chậm trả tài sản mượn. Điều đó có nghĩa là bạn của bạn không có động cơ chiếm đoạt tài sản , mà chỉ đơn thuần là đã không cẩn thận làm mất mà chưa có tiền để mua lại máy ảnh cho bạn.

Khi đó, giữa 2 bạn tồn tại hợp đồng mượn tài sản theo điều 512 BLDS năm 2005, hợp đồng mượn giữa 2 bạn được thể hiện bằng lời nói. Theo đó bạn có quyền theo điều 517 BLDS: “1. Đòi lại tài sản ngay khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn; nếu bên mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.

2. Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn.

3. Yêu cầu bồi thường thiệt lại đối với tài sản do người mượn gây ra”.

Theo quy định này, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu bạn của bạn trả lại tài sản. Việc bạn của bạn không chịu trả lại máy ảnh của bạn đã xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của bạn. Do vậy, bạn có thể làm đơn khởi kiện lên tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn của bạn cư trú. Cùng với việc nộp đơn khởi kiện bạn nên cung cấp các tài liệu mà bạn có thể thu thập được để chứng minh việc cho mượn tài sản này.

Trường hợp 2: bạn của bạn có thể phạm vào tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản  theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 điều 140  của Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 (khẳng định dựa vào động cơ)

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

 

Như vậy, dựa vào tình tiết bạn nêu thì bạn của bạn đã có hành vi mượn máy ảnh trị giá khoảng 22 triệu đồng của bạn, rồi có thể bạn của bạn cố tình gian dối để sau 2 tháng vẫn chưa trả lại cho bạn, để có thể khẳng định được bạn của bạn có phạm tội hình sự hay không điều đó còn phụ thuộc vào các dấu hiệu phạm tội như lỗi, động cơ, mục đích, mặt khách quan, mặt chủ quan của chủ thể vi phạm nữa. Điều đó phụ thuộc vào các quá trình tố tụng của cơ quan tố tụng để có thể kết luận được chính xác.

Theo Điều 101 Luật Tố tụng hình sự 2003 quy định về tố giác tội phạm thì:

Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.

Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.”

Đặt trong trường hợp của bạn thì bạn có thể trình báo trực tiếp lên công an phường nơi bạn thường trú, tạm trú hoặc nơi xảy ra hành vi vi phạm pháp luật.

 

Trân trọng./.

 

(Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn - Đoàn LS Hà Nội)

 

  •  4902
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…