DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Luật sư có nên gọi bị cáo là“Thân chủ” không?

Hiện nay, đa số các Luật sư trong giao tiếp với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bằng trực tiếp, bằng văn bản, bằng bài viết đều dùng: Thân chủ của tôi, gia đình thân chủ của tôi

Tác giả cho rằng, cách xưng hô như vậy là chưa hợp lý, bởi những lý do sau đây:

>>>Thứ nhất, theo Từ điển: Thân chủ, khách hàng của những người làm nghề tự do[1]

Thân: có quan hệ gần gũi, gắn bó mật thiết. Đôi bạn thân, tình thân. Thân nhau từ nhỏ[2]

Thân sơ: Cách gọi của cha ông ta: Thân: Bố mẹ, anh chị em, vợ chồng; sơ: Những người khác.

Như vậy, với luật sư chỉ đúng một tiêu chí theo từ điển: Làm nghề tự do, mà nghề tự do thì rất đa dạng, đó là các nghề làm tư nói chung.

Nghề luật sư có Luật luật sư, có truyền thống ngay từ những ngày đầu thành lập nước. Những người là luật sư là tri thức, được đào tạo rất cơ bản, đức  hạnh tốt... không ít người là những nhà lãnh đạo cỡ nguyên thủ của đất nước, chúng ta gọi đó là một nghề cao quý.

Theo Từ điển tôi vừa nêu trên: Muốn là thân phải có thời gian và phải dựa vào huyết thống.

>>>Thứ hai, theo quy định của pháp luật.

Trong Luật luật sư và những văn bản dưới luật khác, tôi không thấy quy định Luật sư gọi người mời trong vụ án hình sự là thân chủ. Nếu ở đâu đó có quy định như vậy cần sửa, kể cả văn bản luật nào nếu quy định cũng cần sửa (có thể tôi chưa đọc được hết), thói quen vẫn gọi như thế cần phải thay đổi.

Theo quy định của pháp luật vị trí ngồi của Luật sư ngang với đại diện Viện kiểm sát. Nó có nhiều ý nghĩa, thể hiện thế và đức hạnh của Luật sư

>>>Thứ ba, theo thời gian và tiền thuê

Không ít những Luật sư khi ký xong hợp đồng dịch vụ pháp lý, (tất nhiên người ký hợp đồng dịch vụ pháp lý phải trả phí), thế là luật sư A đã dùng từ: Thân chủ của tôi; gia đình thân chủ của tôi.

Như vậy, về mặt thời gian không thỏa đáng. Người đại diện ký cho người có thể đang là nghi can giết người, là nghi can của tội phạm đặt biệt có lệnh truy nã toàn quốc hoặc thế giới; là nghi can của tội phạm có thể làm nghèo cho đất nước, lũng loạn bộ máy đất nước; làm sai chính sách pháp luật nhà nước .

Hóa ra nhìn góc độ vật chất chỉ cần ít tiền những người đó là chủ của Luật sư và vì ít tiền nghiễm nhiên là chủ và chủ thân thiết với Luật sư.

 

Tóm lại, trong vụ án hình sự tại Việt Nam, theo tôi cần quy định cách  xưng hô của Luật sư với bị cáo người thông qua đại diện ký hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc bị cáo ký hợp đồng dịch vụ pháp lý.

Nếu gọi là thân chủ, gia đình thân chủ là không hợp lý, nên chăng có thể gọi: Người mời Văn phòng luật sư A; khách hàng mời tôi  bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; hoặc người mời tôi để bảo vệ. Trong quá trình nói, viết có thể dùng cả 3 cụm từ. Có thể nó hơi dài so với từ “Thân chủ”, nhưng dài mà đúng bản chất, thể hiện văn hóa vẫn phải cần dùng, cần sửa lại. Bởi vì, người sơ mà gọi là người thân, chắc người gọi phải có mục đích gì? Mục đích ấy theo tôi thường ít, nhiều không trong sáng, minh bạch.

[1] Viện ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, Nxb Đà Năng, tr.923, năm 2002

[2] Viện ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, Sđd 

Nguồn: TS. LS. Đỗ Ngọc Hải – Kiemsat.vn

 

Các thành viên Dân luật nghĩ sao về quan điểm trên của  LS. Đỗ Ngọc Hải?

Mình thấy mặc dù có thể thấy pháp luật hình sự, đặc biệt tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đề cao nguyên tắc suy đoán vô tội, tức không ai bị xem là có tội cho đến khi có bản án kết tội có hiệu lực của tòa án. Chính vì vậy không thể khẳng định rằng người bào chữa trong vụ án hình sự thì tiến hành bào chữa cho tội phạm được. Đơn giản chỉ là bào chữa dựa trên hợp đồng dịch vụ pháp lý để thuê người bào chữa cho bị cáo. Tuy nhiên, đôi khi mọi người có thấy cách gọi “thân chủ” mang tính chủ tớ quá không, mặc dù biết là phần lớn người bào chữa (đa phần là Luật sư) đều tiến hành bào chữa dựa trên hợp đồng được trả phí.

  •  4450
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…