Chào bạn !
Về vấn đề này
"Một kiểm sát viên VKS TP.HCM nói: “Luật sư bắt bẻ thẩm phán chủ tọa như vậy là hơi quá. Bởi lẽ tất cả diễn biến phiên tòa đều được thư ký ghi lại, nếu chủ tọa không nghe thì lúc nghị án vẫn có thể đọc lại biên bản phiên tòa. Hơn nữa, HĐXX lúc ấy còn hai hội thẩm nhân dân, sợ gì ý kiến của luật sư sẽ bị lọt? Chưa kể, chủ thể của quá trình tranh tụng là luật sư và kiểm sát viên. Nếu kiểm sát viên bỏ ra ngoài thì mới không chấp nhận được, còn chủ tọa vẫn có thể nghe phần đối đáp sau đó giữa các bên”...(trích từ báo pháp luật thành phố Hồ chí Minh.).
Theo tôi KSV trên đã hoàn toàn không đúng khi phát biểu như trên. Nếu ý liến của KSV là đúng thì Thẩm phán có thể vắng mặt khi Luật sư phát biểu thì tại sao không được vắng mặt khi luật sư và KSV tranh luận ? (có thể đọc biên bản phiên tòa rồi tuyên án cũng được!).
Nếu chấp nhận HĐXX căn cứ vào biên bản phiên tòa thì chỉ cần KSV gởi cáo trạng, Luật sư gởi bài bào chữa, đồng thời có ý kiến về các văn bản của nhau bằng văn bản (tranh luận) là có thể tuyên án được rồi !
Luật TTHS đã quy định rỏ :
Điều 39. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán
1. Thẩm phán được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên toà;
b) Tham gia xét xử các vụ án hình sự ;
c) Tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử;
d) Tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
Thẩm phán phải tham gia các hoạt động tố tụng không được vắng mặt ở bất cứ giai đoạn nào cả.
Điều 184. Xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục
1. Tòa án phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi và nghe ý kiến của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ, người làm chứng, người giám định, xem xét vật chứng và nghe ý kiến của Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Bản án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa.
2. Việc xét xử phải tiến hành liên tục, trừ thời gian nghỉ.
Không có quy định nào cho phép thẩm phán ra ngoài vì như vậy là không liên tục và "không nghe ý kiến" của người bào chữa.
tuvan@tuvanphapluatvietnam.com.vn