DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Luật Biển Việt Nam 2012: Cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền biển, đảo

> Luật Biển Việt Nam 2012

> Trung Quốc sẽ thất bại, đó là điều chắc chắn

> 5 lý do khiến Trung Quốc sợ Việt Nam

> Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam

> Thể hiện lòng yêu nước bằng việc hiến kế giải quyết tranh chấp biển Đông

Chủ quyền biển, đảo là vấn đề thiêng liêng, mang tính tồn vong của các quốc gia. Vì vậy, ngoài luật pháp quốc tế thì mỗi quốc gia cũng cần có văn bản quốc nội làm cơ sở pháp lý nhằm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước mình. Vì lẽ đó, ngày 21/06/2012 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã biểu quyết thông qua Luật Biển Việt Nam.

1. Quá trình hình thành và ý nghĩa của Luật Biển Việt Nam

Trong xu hướng hội nhập và phát triển một cách toàn diện, năm 1994 Việt Nam đã phê chuẩn và chính thức trở thành thành viên của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Từ năm 1998, Quốc hội đã bắt đầu xây dựng Dự thảo Luật Biển Việt Nam một cách công phu và kỹ lưỡng dựa vào cơ sở của Hiến pháp, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tình hình thực tiễn trên Biển Đông…

Đến ngày 21/06/2013, Luật Biển Việt Nam chính thức được thông qua với 495/496 phiếu tán thành. Như vậy, lần đầu tiên Việt Nam có một văn bản luật quy định đầy đủ chế độ pháp lý của các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam theo đúng Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để phục vụ công cuộc phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển, đảo và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

2. Nội dung cơ bản của Luật Biển Việt Nam

Luật này có hiệu lực từ 01/01/2013, bao gồm 7 chương và 55 điều, quy định các nội dung chủ yếu sau: nguyên tắc, chính sách quản lý và bảo vệ biển; phạm vi và quy chế các vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa; quy chế các đảo, quần đảo Việt Nam; các hoạt động trong vùng biển Việt Nam; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ tài nguyên và môi trường biển; nghiên cứu khoa học biển; phát triển kinh tế biển; tuần tra kiểm soát trên biển; hợp tác quốc tế về biển.

Trong đó, có năm điểm đáng chú ý sau:

- Tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam;

- Quy định về việc xác định đường cơ sở, phạm vi và chế độ pháp lý các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam (nội thủy, lãnh hải) và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam;

- Làm rõ thêm khái niệm về đảo, quần đảo, đá… phù hợp với các quy định của Công ước Luật Biển của Liên Hợp quốc năm 1982 và bảo đảm quyền lợi biển của Việt Nam;

- Dành một chương riêng về phát triển kinh tế biển, huy động mọi nguồn lực của Nhà nước, công dân, các tổ chức trong và ngoài nước, trên cơ sở nguyên tắc phát triển kinh tế biển phải gắn với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn trên biển;

- Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng, tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, phù hợp với Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế. Đây là chủ trương nhất quán của Nhà nước ta. Chúng ta đã, đang và sẽ kiên trì thực hiện chủ trương này. 

  •  11996
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…