DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Lôi nhau ra công đường vì hợp đồng... miệng

Là bạn hàng lâu năm thân thiết nên khi mua bán sản phẩm của nhau, Công ty CP Đại Thành (Cty Đại Thành) và Công ty Giống cây trồng Lạng Sơn (Cty GCT Lạng Sơn) thường chỉ thống nhất giá cả qua điện thoại. Chính vì kẽ hở này, đùng một cái họ kéo nhau ra tòa vì cho rằng bạn hàng của mình đã lừa đảo khi báo giá “mồm” khác giá bán thực tế.

“Tố” bạn hàng lừa đảo

Theo hồ sơ, hai đơn vị này thường xuyên làm ăn với nhau từ năm 2007. Đầu vụ xuân năm 2009, qua trao đổi trên điện thoại, ông Phan Minh Hiệp - Giám đốc Cty GCT Lạng Sơn - đã đồng ý nhập 5 tấn giống ngô lai NK66 của Cty Đại Thành. Tuy nhiên, sau đó bên mua không thanh toán tiền số hàng trên và còn tố cáo bạn hàng của mình đã lừa đảo. Theo bên mua, hai bên đã thỏa thuận qua điện thoại giá bán là 48.000 đồng/kg nhưng đến khi thanh lý hợp đồng, bên bán lại đòi mức giá cao hơn. Không giải quyết nội bộ được với nhau, cuối cùng họ đành nhờ Tòa án phân xử.

Tại phiên tòa, đại diện bên bán là Cty Đại Thành khẳng định: Trước đó hai bên đã thỏa thuận giá bán sản phẩm là 75.000 đồng/kg, có chiết khấu 4000 đồng/kg. Trên thực tế, bên mua cũng đã bán lại cho các đại lý với giá 75.000 đồng/kg. Ngoài ra, bên mua còn khẳng định họ đã phải nhập mặt hàng đó với mức giá cao hơn rất nhiều so với giá 48.000 đồng/kg. Bên mua còn khẳng định vào giữa năm 2008, Cty GCT Lạng Sơn đã từng có hợp đồng mua 3 tấn ngô lai NK66 của họ với giá 62.000 đồng/kg, tức là cao hơn nhiều so với giá 48.000 đồng/kg.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
“Cty Đại Thành độc quyền phân phối mặt hàng ngô lai NK66 toàn miền Bắc nên chúng tôi đã bán sản phẩm này cho nhiều đơn vị khác với giá 74.000 đồng/kg. Thế nên không có lý gì chúng tôi lại hứa bán hàng cho Cty GCT Lạng Sơn với giá 48.000 đồng/kg”, đại điện Cty Đại Thành trình bày.

Kháng nghị bất thường

Phân xử vụ án này, TAND TP.Lạng Sơn nhận định: Hai bên (tức Cty Đại Thành và Cty GCT Lạng Sơn) có sự tin tưởng, tín nhiệm nhau, nên việc trao đổi mua bán với nhau qua điện thoại là có thực. Ở giai đoạn hai bên trao đổi thỏa thuận mua bán lô hàng nêu trên, Cty GCT Lạng Sơn đưa ra căn cứ về giá không phù hợp vì đã hết hiệu lực. Trước đó, chính đơn vị này đã phải nhập sản phẩm này của Cty Đại Thành với giá cao hơn là 62.000 đồng/kg nên giá cũ không thể là 48.000 đồng/kg.

Cuối cùng, TAND TP.Lạng Sơn tuyên: Cty GCT Lạng Sơn đã vi phạm thời hạn thanh toán theo quy định tại Điều 55 Luật Thương mại. Do đó, đơn vị này phải thanh toán tiền mua hàng của Cty Đại Thành gồm cả gốc và lãi, đồng thời chịu án phí hơn 20 triệu đồng.

Nhưng sau đó, VKSND TP.Lạng Sơn lại ra kháng nghị cho rằng bản án sơ thẩm của TAND cùng cấp là chưa đảm bảo có căn cứ theo pháp luật, việc đánh giá chứng cứ chưa đầy đủ, toàn diện. Theo quan điểm của VKS, do hai bên chưa thống nhất về giá cả mua bán nên Cty GCT Lạng Sơn tạm ngừng thanh toán sau gần 2 năm là có căn cứ.

Ngoài ra, VKS cho rằng Tòa án cần sử dụng giá 62.000 đồng/kg của hợp đồng mua bán gần nhất giữa hai công ty để làm căn cứ chứ không thể lấy giá bán cho các đơn vị khác trên thị trường vào cùng thời điểm để so sánh.

Dư luận đặt câu hỏi: Tại sao trong kháng nghị của mình, VKSND TP.Lạng Sơn không quan tâm đến việc Cty Đại Thành là nhà phân phối độc quyền sản phẩm ngô lai NK66 ở khu vực miền Bắc nên đương nhiên giá bán cho các đại lý phải thống nhất để đảm bảo công bằng trong kinh doanh? Vụ việc đã rõ như ban ngày, tại sao kháng nghị vẫn được ban hành?

  •  4887
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…