DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Liên đoàn LĐ Hà Nội trả lời thắc mắc về việc trả lương cho NLĐ trong thời gian ngừng việc vì Covid-19

Trả lương cho NLĐ ngừng việc do Covid-19

Trả lương cho NLĐ ngừng việc do Covid-19 - Minh họa

Ngày 11/5/2021, Liên đoàn lao động TP. Hà Nội ra Công văn 260/LĐLĐ v/v hướng dẫn trả lương cho NLĐ trong thời gian ngừng việc do dịch bệnh Covid-19. Công văn lưu ý 5 nội dung quan trọng sau đây:

(1) Việc trả lương ngừng việc căn cứ vào quy định tại Điều 99 của Bộ luật Lao động năm 2019Công văn 1064/LĐTBXH-QHLĐTL ngày 25/3/2020 của Bộ LĐTBXH để xác định trả lương ngừng việc cho người lao động.

(2) Đối với trường hợp NLĐ ngừng việc do phải đi cách ly tập trung theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; Ngừng việc do doanh nghiệp (hoặc bộ phận DN) dừng hoạt động vì bị phong tỏa do dịch bệnh Covid-19: Thì tiền lương ngừng việc của NLĐ thực hiện theo khoản 3, điều 99 Bộ luật Lao động năm 2019, (lương do hai bên thỏa thuận), cụ thể như sau:

- Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu.

- Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

(3) Đối với trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn nguyên vật liệu, . thị trường, dẫn đến không bố trí đủ việc làm cho người lao động, người sử dụng lao động có thể tạm thời chuyển NLĐ làm công việc khác so với hợp đồng lao động theo điều 29 Bộ luật Lao động, đảm bảo các quy định:

- Người lao động tạm thời chuyển làm công việc khác so với hợp đồng lao động không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm.

- Người SDLĐ phải báo trước cho NLĐ ít nhất 03 ngày làm việc (thông báo rõ | về thời hạn làm tạm thời, công việc phải phù hợp sức khỏe, giới tính của NLĐ).

- NLĐ được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương này thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc.

(4) Nếu thời gian ngừng việc kéo dài ảnh hưởng đến khả năng chi trả của doanh nghiệp, thì người SDLĐ và NLĐ có thể thoả thuận “Tạm hoãn Hợp đồng lao động không hưởng lương hoặc hưởng lương nếu hai bên có sự thỏa thuận (Theo điều 30 Bộ luật lao động). Trường hợp này phải được sự đồng ý bằng văn bản của NLĐ.

(5) Trường hợp doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dẫn tới buộc phải cắt giảm chỗ làm việc, thực hiện tổ chức lại lao động: Công đoàn cơ sở tham gia xây dựng, thực hiện phương án sử dụng lao động, đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với NLĐ (theo điều 36 hoặc điều 42 BLLĐ). Trong trường hợp này doanh nghiệp phải chi trả trợ cấp cho NLĐ (theo điều 46 hoặc điều 47 BLLĐ), Công đoàn cơ sở hướng dẫn NLĐ hoàn thiện thủ tục hưởng chế độ Bảo hiểm thất nghiệp (nếu có).

Tải Công văn và xem chi tiết tại file đính kèm dưới đây.

  •  1261
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…