DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Lệ phí thực hiện cấp giấy phép tiến hành công việc xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ đã qua sử dụng?

Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Nộp lệ phí bao nhiêu?

Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Theo tiết c tiểu mục 3 Mục A Phần II Thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Quyết định số 546/QĐ-BKHCN năm 2022, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm những giấy tờ sau đây:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ (Mẫu số 01-PL IV).

+ Bản sao của một trong các loại giấy tờ sau: Quyết định thành lập tổ chức, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, các loại giấy tờ khác có giá trị tương đương. Trường hợp giấy tờ bị thất lạc phải có xác nhận của cơ quan ban hành hoặc cấp loại giấy tờ đó.

+ Phiếu khai báo nhân viên bức xạ và người phụ trách an toàn (Mẫu số 01-PL IV).

+ Bản sao Chứng chỉ nhân viên bức xạ của các nhân viên gồm người phụ trách an toàn (trừ trường hợp nguồn phóng xạ thuộc nhóm 5 theo QCVN 6:2010/BKHCN) và người phụ trách tẩy xạ.

Trường hợp các nhân viên này chưa có chứng chỉ, phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại Điều 35 Nghị định 142/2020/NĐ-CP cùng hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ.

+ Bản sao Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ của nhân viên bức xạ. Bản sao văn bằng hoặc chứng nhận đào tạo về xử lý chất thải phóng xạ đối với nhân viên xử lý chất thải phóng xạ.

+ Phiếu khai báo nguồn phóng xạ kín đã qua sử dụng (Mẫu 01-PL HT).

+ Phiếu khai báo chất thải phóng xạ (Mẫu số 14-PL III).

+ Báo cáo đánh giá an toàn (Mẫu số 7-PL V).

+ Bản sao Biên bản kiểm xạ.

+ Kế hoạch ứng phó sự cố (Mẫu PL II).

phong-xa

Lệ phí thực hiện thủ tục cấp giấy phép tiến hành công việc xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng là bao nhiêu?

Theo tiết h tiểu mục 3 Mục A Phần II Thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Quyết định số 546/QĐ-BKHCN năm 2022, lệ phí thực hiện thủ tục cấp giấy phép tiến hành công việc xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng được quy định như sau:

- Phí thẩm định cấp giấy phép:

+ Xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ: 60.000.000 đồng/1 cơ sở.

+ Xử lý, lưu giữ nguồn phóng xạ đã qua sử dụng có mức độ nguy hiểm phóng xạ trên trung bình hoặc với số lượng lớn hơn hoặc bằng 10 nguồn: 20.000.000 đồng/1 địa điểm.

+ Xử lý, lưu giữ nguồn phóng xạ đã qua sử dụng có mức độ nguy hiểm phóng xạ trung bình với số lượng nhỏ hơn 10 nguồn: 2.000.000 đồng/1 nguồn.

+ Xử lý, lưu giữ đã qua sử dụng có mức độ nguy hiểm phóng xạ dưới trung bình với số lượng nhỏ hơn 10 nguồn: 1.000.000 đồng/1 nguồn.

- Lệ phí: Không

Tóm lại, tổ chức cá nhân không phải nộp lệ phí cấp giấy phép tiến hành công việc xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, tuy nhiên, phải nộp một số khoản phí thẩm định việc cấp phép theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.

 

  •  136
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…