DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Làm sao để luật “đi vào” lòng dân?

Có một thực tế hiện nay như thế này, đó là ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của người dân mình hiện nay chưa cao….

Nguyên nhân chính, không đâu xa, đó là luật “chưa đi vào” lòng dân. Bởi vậy, để người dân tuân thủ, chấp hành đúng quy định pháp luật thì trước mắt hãy làm cho nó đi vào lòng dân cái đã, rồi tất yếu, họ sẽ hầu hết tuân thủ đúng thôi.

Làm sao để luật “đi vào” lòng dân được đây, khi mà:

Từ ngàn đời nay, chúng ta thường nói rằng “mượn tiền, mượn gạo, mượn thóc…” nhưng với những chuyên gia pháp lý, những người làm luật thì không phải vậy :(, họ cho rằng “Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản” (Nói không ngoa, cái này quy định tại Điều 513 Bộ luật dân sự 2005 và Khoản 1 Điều 112 Bộ luật dân sự 2015)

Rồi chưa hết, chiếc xe mới mua và lấy từ hãng về , thì nó đã là của mình, nhưng với các chuyên gia thì không phải thế, chiếc xe đó chỉ thuộc sở hữu của mình kể từ khi hoàn thành xong thủ tục đăng ký quyền sở hữu, vấn đề này lại được quy định trong Khoản 2 Điều 439 Bộ luật dân sự 2005)

Thêm thứ nữa, quan hệ vợ chồng giữa 2 người nam nữ, được công nhận khi 2 người tổ chức đám cưới, có sự chứng kiến của gia đình 2 bên…Thế nhưng, trên thực tế, để được xem là vợ chồng, 2 người nam, nữ phải làm thủ tục đăng ký kết hôn.

Và còn rất nhiều quy định nữa…

Vậy thì, nếu được sửa để luật “đi vào” lòng dân, theo các bạn, nên sửa như thế nào?

  •  3967
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…