DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Làm pháo tự chế vì tò mò, học sinh có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Trước thềm Tết Nguyên đán, nhiều vụ tai nạn liên quan đến pháo hoa liên tiếp xảy ra. Cụ thể, có một trường hợp vì tò chế tạo pháo hoa mà gây ra thương tất cả đời.

Theo đó, việc mua bán, sử dụng pháo nổ đã bị cấm theo quy định pháp luật, nhưng lại không thiếu những trường hợp tự tìm tòi chế tạo pháo theo các hướng dẫn trên Internet vì tò mò.

Vậy các trường hợp này không phải mua bán pháo, mà vì tò mò nên chế tạo thì có vi phạm pháp luật hay không?

Tại Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo đã có quy định nghiêm cấm các hành vi như sau:

- Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP; 

- Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo

Theo đó, tùy thuộc vào tính chất và mức độ vi phạm thì hành vi tự ý chế tạo pháo nổ trái phép có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. 

Về trách nhiệm hình sự, nếu hành vi chế tạo pháo nổ có tính chất nghiêm trọng thì sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ” (Điều 305) hoặc “Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm” (Điều 190) Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.

lam-phao-tu-che

Tuy nhiên, trong rất nhiều các vụ việc thì các đối tượng vi phạm là các em học sinh (dưới 14 tuổi), chưa đủ độ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.

Do đó, không thể áp dụng các chế tài hành chính và hình sự nêu trên mà cần phải có những biện pháp giáo dục và quản lý phù hợp với độ tuổi và mức độ nhận thức của các em. 

Căn cứ Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội…, hành vi tự chế pháo cũng xem là hành vi sản xuất pháo và bị xử phạt vi phạm hành chính. 

Theo Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm như sau:

Phạt tiền 05-10 triệu đồng đối với các hành vi:

- Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

- Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép;

Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với các hành vi:

-  Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép phụ kiện nổ;

- Vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo 

Cùng với các trường hợp tự chế tạo pháo xuất phát từ sự tò mò, cũng có các trường hợp chế tạo pháo xuất phát từ lợi nhuận. Trong khi đó mức xử phạt vi phạm hành chính không quá cao. Bộ Công an, Viện KSND tối cao và TAND tối cao đã ban hành Thông tư liên tịch 06/2008 hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ và thuốc pháo.

Theo đó, người nào sản xuất pháo nổ, chế tạo thuốc pháo thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép, hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ quy định tại 305 Bộ luật Hình sự 2015, với khung hình phạt cao nhất là tù chung thân.

Một trong số các nguyên nhân cũng là do ngày càng nhiều clip hướng dẫn chế tạo pháo trên mạng xã hội, khiến các học sinh tò mò, làm theo. 

Theo đó, pháp luật cũng quy định:

Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với những trường hợp hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện trái phép cách thức chế tạo, sản xuất, sửa chữa hoặc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo dưới mọi hình thức.

Đối với những hành vi che giấu, giúp người khác hoặc không tố giác hành vi chế tạo, sản xuất, mang, mua, bán, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc hủy hoại vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo cũng sẽ bị phạt tiền từ 02-05 triệu đồng.

  •  3990
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…