DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

“Làm oan” luật sư, ai bồi thường?

“Làm oan” luật sư, ai bồi thường?

Việc làm sao bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của người bị xem xét kỷ luật là điểm đáng chú ý nhất trong buổi tọa đàm góp ý xây dựng dự thảo quy định về xử lý kỷ luật luật sư do Liên đoàn Luật sư Việt Nam tổ chức ngày 19-12 tại Hà Nội…

Theo Điều lệ của Liên đoàn Luật sư, luật sư vi phạm bị xử lý theo bốn hình thức: khiển trách, cảnh cáo, tạm đình chỉ tư cách thành viên đoàn luật sư từ sáu tháng đến 24 tháng và xóa tên khỏi danh sách của đoàn luật sư.

Cho ghi âm, quay phim phiên họp xét kỷ luật?

Dự thảo đưa ra lấy ý kiến dành Điều 19 để quy định về phiên họp xét kỷ luật luật sư. Nhiều ý kiến cho rằng điều khoản này cần phải bổ sung thêm nếu không sẽ không xử lý được.

Theo luật sư Phan Thông Anh (Ủy viên Thường vụ Liên đoàn Luật sư), Điều 19 cần ghi nhận quyền của luật sư bị xử lý kỷ luật là được mời luật sư khác bảo vệ cho mình tại phiên họp xét kỷ luật. Ngoài ra, luật sư có quyền ghi âm phiên họp (thực tế ở phía Nam đã có trường hợp luật sư yêu cầu như vậy).

Đồng tình, luật sư Đào Ngọc Lý (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cũng kiến nghị cho phép luật sư được “sử dụng mọi biện pháp để ghi nhận thực tế cuộc họp” (gồm cả việc ghi âm, quay phim). Đây là bằng chứng quan trọng xác định việc xem xét kỷ luật có khách quan, chính xác hay không.

Cạnh đó, các luật sư cũng góp ý Điều 19 cần quy định cụ thể nhiệm vụ của chủ tọa điều khiển phiên họp xét kỷ luật, đồng thời ghi rõ trước khi chủ tọa công bố hình thức xử lý kỷ luật thì Hội đồng Khen thưởng, Kỷ luật phải có thời gian họp riêng để đánh giá và bỏ phiếu kín về hình thức kỷ luật…

Luật sư đang đọc bài bào chữa cho bị cáo tại một phiên tòa lưu động. Ảnh minh họa: HTD

Quyết định kỷ luật có hiệu lực khi nào?

Câu hỏi tưởng đơn giản mà luật sư Nguyễn Thế Phong (Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát Đạo đức nghề nghiệp, Khen thưởng Kỷ luật) đưa ra không ngờ lại gây nhiều tranh luận. Có hai luồng quan điểm: Một cho rằng quyết định kỷ luật có hiệu lực ngay, một lại đề xuất nếu sau 15 ngày mà không bị khiếu nại thì quyết định mới có hiệu lực. Trường hợp quyết định kỷ luật bị khiếu nại thì chưa có hiệu lực ngay mà phải chờ kết quả giải quyết khiếu nại của Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư.

“Ban soạn thảo tiếp thu luồng quan điểm thứ hai vì nghiêng theo hướng có lợi cho luật sư vi phạm” - luật sư Phong cho biết. Theo ông Phong, khi quyết định kỷ luật bị khiếu nại, có khả năng Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư có thể có quyết định khác với đoàn luật sư. Do đó yêu cầu luật sư chấp hành quyết định kỷ luật từ thời điểm Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư ban hành quyết định kỷ luật là không hợp lý.

Tuy nhiên, để tránh các hậu quả xấu ảnh hưởng quyền lợi khách hàng thì dự thảo lại quy định: Trường hợp luật sư bị xử lý kỷ luật với hình thức tạm đình chỉ tư cách thành viên đoàn luật sư từ sáu tháng đến 24 tháng hoặc xóa tên khỏi danh sách luật sư của đoàn luật sư thì phải ngưng hoạt động hành nghề luật sư kể từ ngày nhận được quyết định kỷ luật.

Kỷ luật sai, Ban Chủ nhiệm bồi thường?

Dự thảo quy định trường hợp luật sư bị oan sai trong xử lý kỷ luật là trường hợp bị đoàn luật sư xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức kỷ luật nhưng sau đó Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư có quyết định giải quyết với kết luận là luật sư không có hành vi vi phạm. Khi luật sư bị oan sai thì Ban Chủ nhiệm và Hội đồng Khen thưởng, Kỷ luật của đoàn luật sư phải xin lỗi, cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng để phục hồi danh dự cho luật sư.

Có ý kiến gay gắt hơn là cần buộc Ban Chủ nhiệm bồi thường trong trường hợp ra quyết định kỷ luật sai. Tuy nhiên, theo luật sư Nguyễn Thế Phong, cũng có những người phản đối rằng Ban Chủ nhiệm có nhận lương đâu mà phải bỏ tiền túi ra đền? Mặt khác, quy định như vậy có thể mang lại hệ quả là không ban chủ nhiệm nào dám mạnh tay kỷ luật luật sư.

Quyền quyết định của Liên đoàn?

Luật sư Trương Trọng Nghĩa, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư, băn khoăn: Luật sư vi phạm điều lệ, quy tắc đạo đức nghề nghiệp của Liên đoàn, Ban Thường vụ thấy cần xử lý kỷ luật nhưng đoàn luật sư lại thấy không cần hoặc Ban Thường vụ thấy cần xử lý luật sư với hình thức nặng hơn mức đoàn xử lý thì giải quyết thế nào?

Tranh luận về việc này, nhiều luật sư đề xuất cần có riêng một điều quy định rõ về thẩm quyền của Liên đoàn Luật sư trong việc yêu cầu các đoàn luật sư xử lý luật sư thành viên.

Quy định rõ hơn

Điều 4 dự thảo quy định những trường hợp tạm hoãn xử lý kỷ luật, trong đó có trường hợp luật sư vi phạm đang trong thời gian bị bệnh nặng, phải điều trị. Tôi cho rằng cần phải định nghĩa thế nào là bệnh nặng, tránh trường hợp thấy bị xử lý là có ông nhảy vào bệnh viện nằm…

Luật sư TRƯƠNG TRỌNG NGHĨA, 
Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sưViệt Nam

Có nên tạm đình chỉ hoạt động?

Dự thảo quy định Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư có quyền quyết định tạm đình chỉ hoạt động hành nghề của luật sư trong quá trình xử lý kỷ luật nếu xét thấy việc hành nghề đó gây thiệt hại cho khách hàng hoặc tạo ra hậu quả khó khắc phục... Tuy nhiên, đã có nhiều ý kiến băn khoăn cho rằng nếu quy định thì nên giới hạn thật ngắn, không quá 15 ngày, đồng thời quy định rõ trách nhiệm người ra quyết định tạm đình chỉ nếu sau đó mức xử lý chỉ là khiển trách, cảnh cáo.

Luật sư NGUYỄN THẾ PHONG, Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát Đạo đức nghề nghiệp, Khen thưởng Kỷ luật

Còn kẽ hở

Điều 17 dự thảo quy định khi luật sư bị khiếu nại, tố cáo hoặc bị phát hiện có hành vi vi phạm, Ban Chủ nhiệm sẽ xem xét, đánh giá ban đầu. Nếu nhận thấy có dấu hiệu vi phạm đến mức có khả năng phải xử lý kỷ luật thì Ban Chủ nhiệm ra văn bản chuyển cho Hội đồng Khen thưởng, Kỷ luật…

Yêu cầu Ban Chủ nhiệm xem xét đánh giá ban đầu thì rất khó vì còn phải xác minh. Nên quy định theo hướng Ban Chủ nhiệm sẽ chỉ đạo văn phòng đoàn luật sư vào sổ theo dõi và chuyển toàn bộ hồ sơ cho hội đồng xem xét xử lý kỷ luật… Quy định như vậy cũng tránh được trường hợp Ban Chủ nhiệm vì một lý do nào đó muốn “ém” vụ việc đi.

Luật sư ĐÀO NGỌC LÝ, Đoàn Luật sư TP Hà Nội

(Xem thêm ở đây)







  •  4985
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…