DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Làm gì khi thẻ ngân hàng bổng mất tiền vô cớ

Thẻ ngân hàng là gì?

Theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-NHNN thì Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các Điều kiện và Điều Khoản được các bên thỏa thuận.

Thông thường thẻ ngân hàng có tính bảo mật rất cao để bảo vệ tiền trong tài khoản cho khách hàng. Nhưng không tránh khỏi những đối tượng luôn tìm cách xâm nhập và lấy đi khoản tiền đó một cách tinh vi mà ta không lường trước được, buộc ta phải luôn đề phòng. Sau đây là bài viết về cách xử lý khi mất tiền trong thẻ ngân hàng, các bạn theo dõi và cùng thảo luận nếu có cách thức hay hơn nhé!

1. Các trường hợp dẫn đến mất tiền oan trong thẻ ngân hàng.

- Trường hợp 1: Do khách hàng vô ý để lộ thông tin ra bên ngoài, như thông tin về mật khẩu, chứng minh nhân dân,…;

- Trường hợp 2: Khách hàng bị các đối tượng giả mạo nhân viên ngân hàng để lừa gạt, chiếm đoạt tiền trong thẻ. Cụ thể, là những đối tượng này đã gắn thêm các thiết bị đọc thông tin khách hàng tại các cây ATM, gắn chíp camera để ghi mã pin,….

- Trường hợp 3: Khách hàng để lộ thông tin mã OTP, vì khi để lộ mật khẩu nhưng mã OTP còn thì khách hàng vẫn còn cơ hội để giữ tiền trong tài khoản. Nhưng khi mã OTP cũng bị lấy đi thì rất khó để khôi phục lại số tiền trong tài khoản.

Vậy nên, khi phát hiện tài khoản mất tiền một cách vô căn cứ hoặc có sai sót, nghi ngờ về giao dịch thẻ, chủ thẻ có quyền yêu cầu ngân hàng tra soát khẩn cấp để bảo vệ tài khoản kịp thời.

3. Lấy lại tiền trong tài khoản qua 05 bước sau:

Căn cứ pháp lý:Điều 20 Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định này được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2017/TT-NHNN.

Bước 1: Khi phát hiện mất tiền liên hệ ngay ngân hàng phát hành thẻ bằng hai hình thức;

- Tiếp nhận thông tin tra soát, khiếu nại của chủ thẻ qua tổng đài điện thoại (có ghi âm, hoạt động 24/24 giờ trong ngày, 7/7 ngày trong tuần)

- Tiếp nhận trực tiếp qua các điểm giao dịch của ngân hàng phát hành thẻ;

Bước 2: Ngân hàng sẽ tiếp nhận thông tin khiếu nại và thực hiện ngay việc khóa thẻ khách hàng yêu cầu;

Bước 3: Ngân hàng phối hợp với các bên liên quan để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cần thiết nhằm ngăn chặn các thiệt hại có thể xảy ra,

- Bổ sung giấy đề nghị tra soát, khiếu nại theo mẫu trong thời hạn quy định của ngân hàng phát hành thẻ làm căn cứ chính thức để xử lý đề nghị tra soát, khiếu nại (nếu được yêu cầu);

Bước 4: Nhận thông báo kết quả tra soát, khiếu nại đến khách hàng;

Bước 5: Chờ kết quả.

Trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày thông báo kết quả tra soát, khiếu nại cho khách hàng, ngân hàng thực hiện bồi hoàn cho chủ thẻ theo thỏa thuận và quy định của pháp luật hiện hành đối với những tổn thất phát sinh không do lỗi của chủ thẻ và/hoặc không thuộc các trường hợp bất khả kháng thỏa thuận tại hợp đồng (khoản 8, Điều 1 Thông tư 30/2016/TT-NHNN)

Lưu ý: do đây là một một giao dịch dân sự, nên chủ thẻ có nhiệm vụ cung cấp bằng chứng chứng minh lỗi không thuộc về mình mà do một bên thứ ba hoặc chính ngân hàng để yêu cầu ngân hàng giải quyết khiếu nại theo quy định.

 

xem thêm >>>> Thu phí “rút tiền ATM nội mạng” gây ra nhiều hệ quả xấu

  •  2606
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…