DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Làm gì khi bồi thường nhưng bị hại không nhận?

Không ít các trường hợp khi các hành vi phạm tội xảy ra, người nhà bị cáo thực hiện việc bồi thường thiệt hại cho nạn nhân nhưng không được chấp nhận, ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý của người phạm tội về việc sẽ xử lý thế nào khi xảy ra trường hợp đó, hoặc Tòa án sẽ giải quyết ra sao, có chấp nhận đây là tình tiết được giảm nhẹ hay không? Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề trên :

Điều 51 Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung 2017 quy định Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, trường hợp này sẽ thuộc điểm b, Khoản 1, Điều 51:

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

Lúc này, Tòa án sẽ áp dụng tình tiết "người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả" được hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự  quy định như sau:

- Bị cáo (không phân biệt là người đã thành niên hay người chưa thành niên) hoặc cha, mẹ của bị cáo chưa thành niên đã tự nguyện dùng tiền, tài sản để sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nhưng người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối nhận, nếu số tiền, tài sản đó đã được giao cho cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác quản lý để thực hiện việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra;

- Bị cáo (không phân biệt là người đã thành niên hay người chưa thành niên) hoặc cha, mẹ của bị cáo chưa thành niên xuất trình được chứng cứ chứng minh là họ đã tự nguyện dùng tiền, tài sản để sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nhưng người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối nhận và họ đã đem số tiền, tài sản đó về nhà cất giữ để sẵn sàng thực hiện việc bồi thường khi có yêu cầu;

 

Như vậy, khi đã thực hiện việc bồi thường cho gia đình bị hại nhưng  họ từ chố nhận thì có thể làm đơn và xin nộp số tiền cho cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan thi hành án hoặc chứng minh việc đã tự nguyện bồi thường nhưng phía bị hại không nhận và thực hiện việc cất, giữ tiền sẵn sàng bồi thường khi có yêu cầu, để người phạm tội được áp dụng các tình tiết giảm nhẹ hình phạt.

Một trường hợp khác: về việc giải quyết vụ án hình sự mà hành vi của người phạm tội hây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích, xâm phạm đến tài sản, thân thể, dạnh dự, nhân phẩm,…thì bắt buộc có những bù đắp tổn thất đền bù cho nạn nhân, trong trường hợp cần thiết có thể tách vụ án để giải quyết.

Như vậy nghĩa vụ bồi thường không phụ thuộc vào hình phạt mà tòa án áp dụng. Kể cả khi người phạm tội thực hiện chế tài chung thân hay tử hình thì việc xử lý bồi thường vẫn phải chấp hành với  những thiệt hại mà họ đã gây ra.

 

 

  •  2400
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…