DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Làm gì để đảm bảo quyền lợi khi "lỡ" tham gia Thiên Ngọc Minh Uy

Công ty đa cấp Thiên Ngọc Minh Uy được đưa vào diện cần thanh tra cách đây nhiều tháng, và tới ngày hôm nay (25/4). Bộ Công thương đã chính thức có kết luận thanh tra thông qua Kết luận kiểm tra số 343/KL-BCT.

1. Kết luận thanh tra và xử phạt

- Kết luận của Cục quản lý cạnh tranh đã ra quyết định xử phạt Thiên Ngọc Minh Uy số tiền 140.000.000 với các sai phạm như sau:

+ Ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với người tham gia bán hàng đa cấp mà không đầy đủ các nội dung cơ bản theo quy định, vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 24, Nghị định 42/2014/NĐ-CP.

+ Không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đào tạo cơ bản về bán hàng đa cấp cho người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định pháp luật vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 20, Nghị định 42/2014/NĐ-CP.

+ Duy trì nhiều hơn một mã số kinh doanh đa cấp đối với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp vi phạm quy định tại điểm p khoản 1 Điều 5, Nghị định 42/2014/NĐ-CP.

 

- Ngoài ra, Cục Quản lý thị trường cũng đã tiến hành xử phạt Thiên Ngọc Minh Uy 75 triệu đồng với 02 hành vi:

+ Không thông báo với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp có hoạt động bán hàng đa cấp sau khi sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp và

+ Kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa.

2. Quyền lợi của người bán hàng đa cấp bị đe dọa?

Một ngày trước khi có kết luận thanh tra của Bộ Công Thương, TNMU đã gửi đơn xin rút giấy phép kinh doanh đa cấp. Với hàng loạt sai phạm của doanh nghiệp này, thông tin xin rút giấy phép khiến nhiều người có liên quan đến hoạt đông kinh doanh đa cấp của Thiên Ngọc Minh Uy cảm thấy hoang mang, với những nỗi lo sẽ phải mất đi tiền tỉ. Điều này là đương nhiên, nhưng tôi cũng có đôi lời chia sẻ dựa trên các quy định của pháp luật, các bạn có thể tham khảo để bảo vệ quyền lợi của mình nếu có liên quan đến TNMU.

1. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định 42/2014/NĐ-CP, khi doanh nghiệp kinh doanh đa cấp chấm dứt hoạt động thì phải đảm bảo các quyền lợi của người tham gia bán hàng đa cấp (ở đây cụ thể là quyền lợi về tài chính,)

2. Theo quy định trên, thì bằng năng lực tài chính của mình TNMU buộc phải đảm bảo nghĩa vụ tài chính. Nhiều người thắc mắc, vậy “họ” không trả tiền, không đảm bảo quyền lợi của người bán hàng đa cấp thì sao?

Cũng đừng quá lo lắng, vì giả sử như TNMU có “chây lì” hoặc có những hành vi gian dối đối với người tham gia chuỗi hoạt động đa cấp thì vẫn còn cách khác để các bạn đòi lại quyền lợi. Theo quy định tại Điều 29 Nghị định 42/2014/NĐ-CP, doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải tiến hành ký quỹ một khoản tiền tương đương 5% vốn điều lệ và số tiền này không được thấp hơn 05 tỷ đồng tại Ngân hàng thương mại nơi TNMU đặt trụ sở. Số tiền này sẽ được dùng để giải quyết quyền lợi cho người bán hàng đa cấp trong chuỗi của TNMU. Cho nên mọi người có ai tham gia bán hàng đa cấp ở TNMU thì cũng không cần quá lo lắng.

 

3. Những vấn đề trong môi trường pháp lý của hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam

Thực tế cho thấy các quy định điều chỉnh hoạt động kinh doanh đa cấp ở Việt Nam từ trước đến nay chưa phát huy hiệu quả và bộc lộ nhiều kẻ hở dẫn đến các cơ quan chức năng không thể kiểm soát hoạt động kinh doanh đa cấp và dẫn đến nhiều biến tướng thành hoạt động đa cấp bất chính.

Đơn cử như:

- Hiện nay, doanh nghiệp bán hàng đa cấp chỉ báo cáo hoạt động lên sở Sở Công Thương 06 tháng/lần nơi đăng ký (không phải là nơi hoạt động) dẫn đến tình trạng các cơ quan chức năng không thể kiểm soát hoạt động bán hàng đa cấp tại địa bàn của mình.

- Chế tài xử phạt còn quá nhẹ (cao nhất chỉ 200 triệu đồng), dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận bị phạt để thu về những khoản lợi hơn gấp nhiều lần.

- Chỉ có Cục quản lý cạnh tranh mới có thẩm quyền xử phạt doanh nghiệp bán hàng đa cấp về các hoạt động kinh doanh đa cấp, dẫn đến việc nếu phát hiện vi phạm thì thật khó để xử lý tức thời. Chính vì vậy, khi phát hiện sai phạm kinh doanh đa cấp bất chính thì thời gian tiến hành thanh tra, xử lý cũng rất lâu. (TNMU là một ví dụ, hơn 3 tháng sau khi ra quyết định thanh tra mới có kết quả).

Ngoài ra, hoạt động đa cấp bất chính rất dễ biến tướng thành các hành vi phạm tội hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự 1999. Và trong thực tế thì TNMU cũng đang bị điều tra hình sự khi Bộ Công Thương vừa chuyển hồ sơ sang cho Bộ Công An để tiến hành điều tra. Nếu thật sự có dấu hiệu của tội phạm hình sự, có lẽ thiệt hại danh cho người tham gia bán hàng đa cấp khó mà bù đắp bằng số tiền ký quỹ được.

 

  •  4104
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…