DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Lại nói về câu chuyện áp dụng Thông tư liên tịch…

Chào các bạn, như lúc trước mình có một topic hỏi về việc Thông tư liên tịch giữa các Bộ có còn được áp dụng từ ngày 01/7/2016 nữa không? Sau đó đã có câu trả lời là các Thông tư liên tịch này vẫn còn hiệu lực áp dụng cho đến khi có Thông tư liên tịch mới thay thế nó.

Thoạt trông thì thấy quy định này như một cái phao cứu sinh trong bối cảnh: 1 văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì kéo theo hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn nó cũng hết hiệu lực theo.

Xét về mặt logic, thì theo quy định này ta sẽ hiểu rằng: Luật hết hiệu lực thì Nghị định hướng dẫn hết hiệu lực, Nghị định hướng dẫn hết hiệu lực thì Thông tư, Thông tư liên tịch cũng hết hiệu lực theo. Điều này hoàn toàn hợp lý.

Nhưng trớ trêu thay, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật lại để thêm một quy định thòng “Các Thông tư liên tịch này vẫn còn hiệu lực cho đến khi có văn bản thay thế nó. Quy định này có vẻ phi logic nhỉ?

Thực tế như Luật nghĩa vụ quân sự là 1 ví dụ.

Luật nghĩa vụ quân sự 2015 ra đời, thay thế Luật nghĩa vụ quân sự 1981.

Theo suy luận logic từ Khoản 4 Điều 154 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 thì các văn bản hướng dẫn Luật nghĩa vụ quân sự 1981 như Nghị định 38/2007/NĐ-CP, Thông tư liên tịch 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT,…hết hiệu lực theo.

Nhưng xuất hiện trường hợp ngoại lệ là Khoản 2 Điều 175 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 là Thông tư liên tịch 175 vẫn còn hiệu lực do nó chưa có văn bản thay thế.

Cứ chấp nhận trường hợp ngoại lệ này, nhưng tại Thông tư liên tịch lại quy định trường hợp tạm hoãn NVQS do đang đi học, chấp nhận học mọi trình độ, từ THPT, trung cấp, đại học, cao đẳng, cao học…đều được tạm hoãn.

Trong khi hiện nay, tại Thông tư 140/2015/TT-BQP có quy định trường hợp tạm hoãn đối với các đối tượng đi học là chỉ chấp nhận tạm hoãn cho trường hợp học THPT, cao đẳng, đại học. Như vậy, sẽ không chấp nhận tạm hoãn trong trường hợp học trung cấp, cao học

Đó chỉ mới là phân tích nhỏ và phát hiện của mình trong quá trình mình xem văn bản, sẽ còn nhiều trường hợp tương tự như vậy trong các Thông tư liên tịch hiện hành vẫn được cho là còn hiệu lực áp dụng, vậy liệu quy định tại Khoản 2 Điều 172 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật có gây khó khăn, cản trở và hiểu nhầm khi áp dụng và thực thi pháp luật không? Mời các bạn cho ý kiến

  •  2431
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…