DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Lãi có làm phát sinh lãi ?

Khi học môn luật thương mại, không hiếm trường hợp sinh viên phải làm bài tập tình huống trong đó căn cứ giải quyết dựa trên điều 306 luật thương mại 2005:

"trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ hay các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thành gian chậm trả,..."

Như nội dung điều luật này, tình huống sẽ rất dễ dàng nếu nguyên đơn, bên cạnh việc yêu cầu thanh toán, chỉ yêu cầu thêm tiền lãi do chậm thanh toán của bị đơn trong trường hợp bị đơn có sự chậm trễ trong việc thanh toán theo thời hạn của hợp đồng. 

Nhưng thực tế thì đa dạng hơn rất nhiều, đã có trường hợp mà trong đó nguyên đơn yêu cầu: "nếu bị đơn chậm trễ trong việc thi hành phán quyết của trọng tài thì phải chịu thêm tiền lãi (x) ...". Vấn đề phát sinh là tiền lãi (x) này tính trên số tiền phải thanh toán theo hợp đồng, có bao gồm cả phần tiền lãi do chậm thanh toán hay không?

Hội đồng trọng tài trong tình huống này đã "không chấp nhận yêu cầu tính lãi của nguyên đơn đối với khoản tiền lãi do chậm trả".

Hướng giải quyết trên cũng phù hợp với Thông tư liên tịch 01/TTLT ngày 19/6/1997 của Bộ tài chính, Bộ tư pháp, toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, theo đó: "Về nguyên tắc, tiền lãi chỉ được tính trên số nợ gốc, trừ trường hợp có thoa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác".

Do đó, nếu gặp phải tình huống này, nếu đó không phải là hợp đồng vay và các bên không có thoả thuận nhập lãi vào gốc để tính lãi (lãi chồng lãi) thì phải giải quyết theo huống như đã trình bày của Hội đồng trọng tài. 

  •  3405
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…