DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Là NLĐ cần biết 13 điều này để bảo vệ quyền lợi của mình

Chính thức còn 21 ngày nữa là bước sang năm 2020, sẽ có những nội dung nổi bật, thay đổi, bổ sung mới trong việc bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao động.

Để người lao động nắm rõ các điều này để bảo vệ quyền lợi của bản thân. Hôm nay, mình sẽ tổng kết lại 13 điểm quan trọng người lao động dưới đây:

 

1. Tiền lương chính thức không được thấp hơn lương tối thiểu vùng từ 01/01/2020

Mức lương cơ sở

Từ 01/07/2019

Nghị định 157/2018/NĐ-CP

Từ 01/01/2020

Nghị định 90/2019/NĐ-CP

Mức tăng

Vùng I

4.180.000 đồng/tháng

4.420.000 đồng/tháng

tăng 240.000 đồng

Vùng II

3.710.000 đồng/tháng

3.920.000 đồng/tháng

tăng 210.000 đồng

Vùng III

3.250.000 đồng/tháng

3.430.000 đồng/tháng

tăng 180.000 đồng

Vùng IV

2.920.000 đồng/tháng

3.070.000 đồng/tháng

tăng 150.000 đồng

2. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

Ngày thường, ít nhất bằng 150%;

Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%, chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động đối với NLĐ hưởng lương theo ngày.

(Điều 97 BLLĐ 2012; được hướng dẫn tại Điều 25 Nghị định 05/2015/NĐ-CP)

3. Điều cần biết trong thời gian thử việc

* Thời gian thử việc:

Căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

- Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

- Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

- Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

* Tiền lương:

Mức lương thử việc thấp nhất hằng tháng mà NLĐ làm công việc đơn giản nhất có thể được nhận trong năm 2020 sắp tới sẽ bằng 85% mức lương của công việc đó.

(Điều 27, 28 BLLĐ 2012; Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP)

4. Điều cần biết vào thời gian đầu khi ký hợp đồng chính thức

-  Khi ký kết hợp đồng lao động chính thức, NLĐ phải giữ 1 bản HĐLĐ (Điều 16 BLLĐ 2012)

Thực hiện 02 bản, 01 bản do người sử dụng lao động giữ, 01 bản do NLĐ giữ.

Lưu ý: Đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng có thể giao kết bằng lời nói.

- 1 năm NLĐ có 10 ngày nghỉ lễ, Tết và 12 ngày phép (Điều 111 BLLĐ 2012)

Những ngày này mặc dù không đi làm, NLĐ vẫn được hưởng nguyên lương.

5. NSDLĐ được ký tối đa 2 lần liên tiếp hợp đồng lao động xác định thời hạn với cùng một NLĐ

Trong mọi trường hợp doanh nghiệp chỉ được ký tối đa 2 lần hợp đồng lao động xác định thời hạn với mỗi NLĐ. Mỗi lần chỉ được ký thêm 01 phụ lục hợp đồng lao động để thay đổi thời hạn hợp đồng nhưng không được làm thay đổi loại hợp đồng lao động đã giao kết trước đó (khoản 2 Điều 22 BLLĐ 2012).

6. NLĐ được tham gia ý kiến xây dựng thang, bảng lương

- NLĐ được tham gia ý kiến về việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương; đề xuất nội dung thương lượng tập thể.

- Đồng thời, NLĐ cũng được quyền kiểm tra, giám sát việc đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp cũng như việc thực hiện hợp đồng lao động của người sử dụng lao động.

(Điều 5 Nghị định 149/2018/NĐ-CP)

7. Không được trả lương đầy đủ hay bị quấy rối tình dục, NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Điều 41 BLLĐ 2012)

Nhưng phải báo trước 3 ngày làm việc.

Đồng thời, nếu NLĐ đã làm việc trên 12 tháng còn được hưởng trợ cấp thôi việc, mỗi năm làm việc là ½ tháng lương.

8. NSDLĐ phải đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ (điểm đ khoản 2 Điều 6 BLLĐ 2012)

Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động,..

9. Chế độ đối với lao động nữ (Điều 155 BLLĐ 2012):

- Không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp đang mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

- Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.

- Không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

- Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.

-  Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

10. Chế độ đối với lao động nam:

* Thời gian nghỉ:

Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

- Trường hợp vợ sinh thường, thời gian nghỉ là 05 ngày làm việc;

- Trường hợp vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi, thời gian nghỉ là 07 ngày làm việc;

- Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

- Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

* Mức hưởng: được tính theo công thức sau:

Tổng số tiền được hưởng = [ (100% x bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản) / 24 ] x số ngày được nghỉ việc hưởng chế độ

11. NLĐ được miễn toàn bộ án phí khi khởi kiện (điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14)

NLĐ khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ được miễn toàn bộ án phí khi khởi kiện.

12. Chủ tịch UBND hoặc Thanh tra lao động là nơi NLĐ có thể yêu cầu xử lý vi phạm hành chính đối với người sử dụng lao động (Điều 36; Điều 37 NĐ 95)

Tùy mức độ vi phạm của người sử dụng lao động mà NLĐ có thể yêu cầu Chủ tịch UBND xã, huyện hoặc tỉnh, Thanh tra viên, Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội hoặc Chánh Thanh tra Bộ Lao động Thương binh Xã hội xử lý hành vi vi phạm hành chính của người sử dụng lao động.

13. Một số mức phạt phổ biến NLĐ nên biết:

Hành vi

Mức phạt

Giao kết hợp đồng

Không thông báo bằng văn bản cho NLĐ biết trước ít nhất 15 ngày, trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn (khoản 1 Điều 7 NĐ 95).

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

NLĐ có hành vi thỏa thuận với NSDLĐ không tham gia BHXH bắt buộc, BHTN hoặc tham gia không đúng mức quy định (Khoản 19 Điều 1 NĐ 88)

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của NLĐ;

b) Buộc NLĐ thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;

c) Giao kết hợp đồng lao động với NLĐ từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của NLĐ.

(Khoản 4 Điều 1 NĐ 88)

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng

Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn trên 3 tháng;

Không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với NLĐ;

Giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động;

(Khoản 4 Điều 1 NĐ 88)

Từ 1.000.000 đến 20.000.000 đồng

(tùy vào số lượng NLĐ được ký kết tại Doanh nghiệp)

Liên quan đến tiền lương, thưởng, tiền làm thêm giờ,..

Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương.

Không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho NLĐ theo quy định.

(Khoản 5 Điều 1 NĐ 88).

Phạt tiền từ 5.000.000 đến 50.000.000 đồng (tùy vào số lượng NLĐ tại Doanh nghiệp)

Không trả thêm một khoản tiền tương ứng với mức đóng BHXH, BHYT, BHTN và tiền nghỉ phép hằng năm cho NLĐ không thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN theo quy định (Khoản 7 Điều 1 NĐ 88)

Phạt tiền từ 3.000.000 đến 20.000.000 đồng (tùy vào số lượng NLĐ tại Doanh nghiệp)

Không thông báo hoặc thông báo sai sự thật cho NLĐ biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động (Khoản 8 Điều 1 NĐ 88);

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

Trả lương cho NLĐ trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó (Khoản 5 Điều 1 NĐ 88).

 Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng.

Không thông báo cho NLĐ biết trước về hình thức trả lương ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện.

(Khoản 10 Điều 1 NĐ 88);

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Biện pháp khắc phục: Buộc trả đủ tiền lương cho NLĐ và khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho NLĐ tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (theo quy định)

Thời gian nghỉ ngơi        

Không bảo đảm cho NLĐ nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca, nghỉ về việc riêng, nghỉ không hưởng lương đúng quy định (khoản 11 Điều 1 NĐ 88);

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

NSDLĐ huy động NLĐ làm thêm giờ vượt quá số giờ quy định  (không quá 12 giờ/1 ngày, 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm) (khoản 4 Điều 14 Nghị định 95)

Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

Không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ (Khoản 13 Điều 1  NĐ 88)

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh (khoản 1 Điều 18 NĐ 95)

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

 

Trường hợp người sử dụng lao động không nhận lại NLĐ đã tạm hoãn hợp đồng lao động vì các lý do sau đây (khoản 2 Điều 7 NĐ 95; Điều 32 BLLĐ 2012):

+ Tham gia nghĩa vụ quân sự.

+ Bị tạm giam, tạm giữ.

+ Bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc.

+ Lao động nữ mang thai.

+ Trường hợp khác do 2 bên thỏa thuận.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng  – 7.000.000 triệu đồng:

 

Về BHXH

NSDLĐ chậm đóng, đóng không dúng quy định hay không đủ người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN (khoản 2 Điều 26 NĐ 95):

Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với NSDLĐ.

Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng BHXH bắt buộc, BHTN của NLĐ khi NLĐ hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu (Khoản 21 Điều 1 NĐ 88);

 Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

Căn cứ: Nghị định 95/2013/NĐ-CP (viết tắt: NĐ 95)

              Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 95/2013/NĐ-CP (viết tắt: NĐ 88).
 

Tổng hợp các bài viết liên quan đến lao động:

1. Lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu và mức hưởng lương hưu hiện hành

2. Hướng dẫn từ A đến Z chế độ thai sản với nam giới

3. 05 khoản lợi ích dành cho người lao động tăng từ 1/7/2020

4. Công thức tính tiền lương làm thêm giờ

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
  •  18742
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…