DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Kỹ năng điều khiển phần tranh luận của Thẩm phán trong pháp luật hình sự

1. Điều khiển trình tự phát biểu khi tranh luận

a) Kiểm sát viên trình bày lời luận tội

Chủ tọa phiên tòa không hạn chế thời gian luận tội của Kiểm sát viên. Trong quá trình Kiểm sát viên luận tội, Hội đồng xét xử phải chú ý lắng nghe và ghi chéo để năm được những nội dung luận tội để làm cơ sở cho việc điều khiển tranh luận tiếp theo và thảo luận trong khi nghị án.

Nếu Kiểm sát viên đề nghị kết tội bị cáo theo nội dung bản cáo trạng hoặc kết luận về tội danh nhẹ hơn thì Hội đồng xét xử cần nắm được các căn cứ xác định bị cáo có tội các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo và đề nghị của Kiểm sát viên về hình phạt, giải quyết bồi thường, xử lý vật chứng của vụ án.

Nếu Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố và đề nghị tuyên bố bị cáo không phạm tội thì Thẩm phán ghi lại các căn cứ mà Kiểm sát viên xác định bị cáo không phạm tội.

Trường hợp Tòa án quyết định xét xử bị cáo theo khung hình phạt nặng hơn khung hình phạt mà Viện kiểm sát truy tố và trong lời luận tội, Kiểm sát viên chưa đề cập đến khung hình phạt nặng hơn đó, thì Chủ tọa phiên tòa cần đề nghị Kiểm sát viên tốt thái độ về việc xử lý bị kéo theo khung hình phạt nặng hơn đó hay không.

b) Những người tham gia tố tụng phát biểu khi tranh luận

Sau khi Kiểm sát viên trình bày luận tội, Chủ tại phiên tòa yêu cầu bị cáo trình bày lời bào chữa nếu bị cáo có người bào chữa thì trước khi cháu tự bào chữa chủ tọa phiên tòa yêu cầu người bào chữa cho bị cáo trình bày ý kiến bào chữa sau khi người bào chữa đã bảo chưa xong thì bị cáo buộc sung ý kiến bào chữa.

Trong vụ án đồng phạm có nhiều bị cáo và nhiều người bào chữa thì Chủ tạo yêu cầu người bào chữa cho bị cáo có vai trò chính trình bày trước sau đó đến người bào chữa cho bị cáo đồng phạm khác theo thứ tự là các bị cáo sắp xếp trong bản cáo trạng. Tuy nhiên tùy thuộc vào nội dung từng vụ án có thể có vụ án một số bị cáo cùng thực hiện một hành vi phạm tội thì chúng ta đến những người bào chữa cho bị cáo cùng thực hiện một tội phạm bào chữa.

Xong yêu cầu người bào chữa cho bị cáo thực hiện hành vi phạm tội khác là không được trễ thời gian trình bày của bào chữa nhưng còn bào chữa trình bày những vấn đề nhằm làm sáng tỏ những tình tiết của vụ án xác bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo, nếu người này trình bày cả những vấn đề không liên quan mà thì Chủ tạo phiên tòa có quyền cắt ý kiến của người bào chữa.

Trong quá trình người bào chữa trình bày lời bào chữa, Hội đồng xét xử cần chú ý lắng nghe và ghi chép để hiểu rõ quan điểm bào chữa cho bị cáo. Thông thường, Hội đồng xét xử cần lưu ý những vấn đề: Người bào chữa khẳng định hay phủ định những vấn đề gì; Người bào chữa đề nghị Hội đồng xét xử lý vấn đề gì; các chứng cứ và căn cứ pháp lý mà người đâu chưa đưa ra để bào chữa cho bị cáo.

Trường hợp bị cáo không có người bào chữa thì tự bào chữa cho mình nhưng do áp lực về tâm lý và do nhận thức pháp luật hạn chế và không xác định được nội dung bào chữa thì Chủ tọa phiên tòa cân nhắc gợi ý cho bị cáo thể hiện quan điểm của mình về các nội dung mà Kiểm sát viên buộc tội đói với họ về tội danh về mà Kiểm sát viên đề nghị áp dụng, các biện pháp tư pháp...

*Người bị hại dân sự và người có quyền lợi liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày ý kiến để bảo vệ quyền và lợi ích của mình

Sau khi đương sự đã trình bày theo khoản 3 Điều 217 BLTTHS khi các đương sự trình bày lan man, dài dòng  hay trình bày những ý kiến không liên quan đến vụ án thì Chủ tại phiên tòa có quyền cắt những ý kiến đó.

2.Điều khiển phần đối lập

Chủ tọa phiên tòa điều khiển phần đối lập theo trình tự như sau:

Chủ tọa đề nghị Kiểm sát viên phát biểu ý kiến: Trong lời phát biểu của mình, Kiểm sát viên sẽ đáp lại ý kiến của người bào chữa, người bảo về quyền lợi của đương sự, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác. Kiểm sát viên phải đưa ra lập luận của mình đối với từng ý kiến. Nếu Kiểm sát viên không trả lời hoặc trả lời chưa đầy đủ, Chủ tọa phiên tòa có quyền đề nghị Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác mà ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận.

Sau khi Kiểm sát viên đã trình bày xong, Chủ tọa phiên tòa yêu cầu người bào chữa cho bị cáo trình bày ý kiến đáp lại và bị cáo bổ sung. Nếu bị cáo không có người bào chữa thì hỏi bị cáo xem họ có ý kiến đáp lại hay không.

Tiếp theo, Chủ tọa phiên tòa hỏi người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan xem có ai có ý kiến đáp lại hay không, nếu có người đề nghị thì yêu cầu họ trình bày ý kiến.

Tất cả những người tham gia tranh luận đều có quyền đáp lại ý kiến của người khác. Chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến nhưng có quyền cắt những ý kiến không liên quan đến vụ án.

3.Giải quyết việc trở lại phần xét hỏi

Qua tranh luận, nếu thấy có những vấn đề chưa làm rõ, cần phải xem xét thêm những chứng cứ mới có thể kết luận được thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại phần xét hỏi. Chủ tọa điều khiển phần xét hỏi để xác định rõ các tình tiết của vụ án cần được xem xét thêm chứng cứ. Khi vấn đề này đã được xác định rõ, Chủ tọa điều khiển cho tiếp tục phần tranh luận chung.

4.Bị cáo nói lời sau cùng.

Sau khi kết thúc phần tranh luận, Chủ tọa phiên tòa hỏi xem còn ai có ý kiến không, nếu không Chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc phần tranh luận chuyển sang phần nghị án. Trước khi Hội đồng xét xử nghị án, chủ tọa cho bị cáo nói lời sau cùng. Trước khi bị cáo trình bày.Chủ tọa phiên tòa giải thích cho bị cáo không nhắc lại những vấn đề đã đưa ra trong xét hỏi và tranh luận, không được trình bày những điểm không liên quan đến vụ án, chỉ trình bày những yêu cầu, những điểm mà bị cáo cho là quan trọng nhất đề nghị Hội đồng xét xử xem xét khi nghị án. Hội đồng xét xử không được hạn chế thời gian trình bày của bị cáo. Nếu trong lời nói sau cùng của bị cáo trình bày thêm những tình tiết có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án mà chưa được làm sang tỏ thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại phần xét hỏi đề làm cho rõ.

  •  3240
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…