Theo điều 85, Bộ luật Lao động thì hình thức xử lý kỷ luật lao động được áp dụng đối với những trường hợp sau:
"
a) Người lao động có hành vi
trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây
thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp;
b) Người lao động bị xử lý kỷ
luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong
thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm;
c) Người lao động tự ý bỏ việc năm ngày cộng dồn trong
một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng"
Khi xử lý kỷ luật người lao động theo hình thức sa thải, DN phải thành lập Hội đồng kỷ luật xem xét quyết định hình thức kỷ luật.
Hội đồng kỷ luật ít nhất phải có các thành phần sau: Người sử dụng lao động (người đại diện theo pháp luật của DN), đại diện ban chấp hành công đoàn và người lao động bị xem xét kỷ luật.
Sau 20 ngày kể khi báo cáo sự việc với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, người sử dụng lao động mới được ra quyết định sa thải. (thủ tục xử lý kỷ luật theo điều 87, Bộ luật Lao động và điều 11, Nghị định số 41-CP ngày 06/7/1995 và khoản 5 điều 1 Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02/4/2003 của Chính phủ quy định và hướng dẫn về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất).
Bạn đối chiếu căn cứ pháp lý và trình tự xử lý kỷ luật như vậy đã đúng chưa? Nếu không đúng thì quyết định này là trái pháp luật.
Bạn có thể trao đổi với người sử dụng lao động, cơ quan quản lý lao động ở địa phương hoặc khởi kiện tại Tòa án.
Chúc bạn thành công.