DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Kiểm lâm có được quyền ra dừng xe để kiểm tra?

Tôi có một xe gỗ hợp pháp tại tỉnh Lâm Đồng, vận chuyển về địa bản tỉnh Bình Thuận, khi đi qua khu vực huyện Hàm Thuận Nam thì bị nhân viên hạt kiểm lâm Huyện Hàm Thuận Nam chặn lại kiểm tra giấy tờ.

Giấy tờ chúng tôi hoàn toàn đầy đủ, có hóa đơn giá trị gia tăng, lý lịch gỗ tròn, cây có dấu búa đầy đủ nhưng cán bộ hạt vẫn làm khó khăn, khi chúng tôi gửi tiền thì được cho đi. Tôi mua gỗ về rất nhiều, nhưng cứ đi qua khu vực này là bị cán bộ huyện làm khó dễ.

Xin hỏi Quý báo cán bộ kiểm lâm có được quyền ra chặn xe chúng tôi không? Tôi mua gỗ nơi khác về cung cấp cho huyện nhà nhưng hay bị làm khó dễ quá. Mong Luật sư giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn Quý báo! (Trần Văn Hoàng, Email: quangnguyen0307@ yahoo.com)

Trả lời:

Căn cứ khoản 1 Điều 23 Nghị định số99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản  quy định về Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm lâm như sau:Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng”.

Như vậy tuỳ từng hành vi vi phạm cũng như mức xử phạt mà thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản sẽ khác nhau.

Nếu xe vận chuyển gỗ của anh đã có đủ giấy tờ về xe cũng như giấy tờ về xuất xứ nguồn gốc của gỗ, không vi phạm quy định về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản thì không có căn cứ để xử phạt hành chính. Nếu cán bộ kiểm lâm cố tình gây khó khăn cho anh, cố ý cản trở sản xuất, lưu thông hàng hoá lâm sản thì anh có quyền làm đơn tố cáo đến Trạm trưởng trạm kiểm lâm về hành vi của kiểm lâm viên. Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi sách nhiễu, cản trở mà kiểm lâm viên sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự…

Theo quy định tại Điều 49 Nghị định số99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ về Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính như sau:

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà sách nhiễu, để quá thời hạn xử phạt, xử phạt không đúng mức, bao che cho người vi phạm, xử phạt vượt thẩm quyền, chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền, tang vật, phương tiện vi phạm, cố ý cản trở sản xuất, lưu thông hàng hóa lâm sản, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.

  •  18351
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…