DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Khuyến nghị đàm phán TPP

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại giữa nước ta với các nước trên thế giới. Sắp tới, Việt Nam sẽ tiến hành đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Dưới đây là một số lưu ý khuyến nghị với Việt Nam khi đàm phán TPP với một số nước:

1. Hoa Kỳ

- Việt Nam có vị thế nhất định trong đàm phán TPP, đặc biệt với Hoa Kỳ và do đó cần tận dụng tốt vị thế này.

- Việt Nam có thể kết hợp với những nước có cùng vị thế và điều kiện để đưa ra các yêu cầu đàm phán phù hợp với lợi ích của mình và có thể chấp nhận được bởi các đối tác.

- Cần tăng tốc đàm phán TPP (ít nhất là về những nội dung cốt lõi) để tận dụng được cơ hội kết thúc đàm phán TPP (và thông qua, nếu có thể) trong thời gian sớm nhất.

- Nghiên cứu khả năng cùng các đối tác tiến hành vận động hành lang tại Hoa Kỳ để tăng khả năng TPP được thông qua sau khi hoàn thành đàm phán.

2. Các đối tác hiện tại và tương lai

- Cân nhắc đầy đủ các yếu tố khi quyết định lựa chọn ủng hộ phương pháp đàm phán biểu cam kết song phương hay đa phương trong TPP.

- Tạo thành nhóm đàm phán thích hợp trong những vấn đề cần sự hậu thuẫn từ nhiều nước (đặc biệt liên quan đến việc yêu cầu cơ chế đối xử đặc biệt và khác biệt với Việt Nam)

- Tính toán lại các phương án đàm phán khi có sự tham gia của đối tác mới trong TPP.

3. Malaysia

- Xây dựng một cơ chế lấy ý kiến hiệu quả cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình đàm phán TPP.

- Thực thi tốt cơ chế này trên thực tế đàm phán.

4. Canada và Nhật Bản     

Về đối tượng bảo hộ

- Tăng cường sự quan tâm bảo vệ những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong hội nhập mở cửa (đặc  biệt là nông dân, nông thôn) khi xây dựng phương án đàm phán liên quan.

- Không bảo hộ những ngành mà năng lực cạnh tranh hạn chế chủ yếu do đã được bảo hộ quá lâu và không tự đặt mình vào sức ép cạnh tranh mới.

Xem chi tiết nội dung khuyến nghị đàm phán TPP tại đây.

  •  6343
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…