DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Không học chưa chắc lương thấp nhưng có học chắc chắn lương sẽ “cao”

Đây là một vấn đề rất “ảo diệu” mà mình vừa rút ra được sau khi nghiên cứu Nghị định 103/2014/NĐ-CP sau một chiều T7 rảnh rỗi.

Quy định tại điều 5 Nghị định 103 có nội dung như sau:

 

Điều 5. Áp dụng mức lương tối thiểu vùng

1. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất;

b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề quy định tại Khoản 2 Điều này.

 

Điểm a khoản 1 có thể diễn giải là: nếu NLĐ chưa được đào tạo làm công việc giản đơn nhất thì mức lương thấp nhất trả cho NLĐ sẽ không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Tiếp theo đó, cùng mạch suy luận này thì điểm b khoản 1 sẽ được diễn giải như sau: đối với NLĐ đã qua học nghề thì khi trả lương, NSDLĐ không được trả thấp hơn mức 107% mức lương tối thiểu vùng, bất kể họ làm công việc gì (Bởi lẽ không có quy định giới hạn về công việc như ở điểm a).

Quy định này có thể sẽ dẫn đến việc cùng 1 công việc (đương nhiên là công việc giản đơn nhất) thì sẽ có 2 mức lương khác nhau:

- NLĐ A chưa được đào tạo bất cứ nghề nào sẽ được hưởng mức lương bằng với mức tối thiểu.

- NLĐ B đã qua đào tạo nghề - nhưng chẳng liên quan gì đến công việc này – sẽ được hưởng lương cao hơn NLĐ A 7%.

Bởi vậy, có thể thấy là nếu không học (nghề) thì chưa chắc lương của bạn sẽ thấp nhưng nếu bạn có học (nghề) thì chắc chắn lương của bạn sẽ “cao”.

Chưa kể, nếu áp dụng theo quy định này thì còn có thể xảy ra trường hợp sau: trong cùng 1 công việc (công việc giản đơn nhất), NLĐ có bằng tiến sĩ, thạc sĩ nhưng chưa qua đào tạo nghề có thể sẽ bị trả lương thấp hơn 1 NLĐ trình độ học vấn 12/12 nhưng đã qua đào tạo nghề.

Cũng cần nói thêm là quy định này hoàn toàn khác với quy định về nguyên tắc xây dựng thang bảng lương tại Nghị định 49/2013/NĐ-CP

 

Điều 7. Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương

3. Mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh, trong đó:

a) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

b) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

c) Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

 

Ở nguyên tắc xây dựng thang bảng lương của Nghị định 49 thì cơ sở để xác định mức lương thấp nhất được áp dụng là tính chất của công việc (công việc này có đòi hỏi NLĐ có trình độ hay không). Trong khi đó ở Nghị định 103 lại xác định dựa trên bản thân NLĐ: chỉ cần anh có học (nghề) thì chắc chắn anh sẽ được hưởng lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng ít nhất 7%.

Không rõ cơ quan Bộ, Nghành tham mưu xây dựng dự thảo văn bản này cho Chính phủ có nhầm lẫn gì không, hay đây là chính sách mới để khuyến khích người dân đi học nghề, không nên chỉ chăm chăm học kiến thức (mấy bạn có ý định học cao học thì nên suy nghĩ lại đi, bằng cao học không có "giá" như bằng nghề đâu :)) )?

  •  5157
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…