DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Không còn sổ hộ khẩu các thủ tục hành chính liên quan thực hiện như thế nào?

Trước đây, khi đi làm các thủ tục hành chính, người dân cần mang theo sổ hộ khẩu. Nhưng từ năm 2021 trở đi chỉ cần “mã số định danh” là có thể tiến hành tất cả các thủ tục cần sổ hộ khẩu giấy.

sổ hộ khẩu

Sổ hộ khẩu -  Ảnh minh họa

Để chấm dứt tình trạng thủ công, rườm rà trong việc thực hiện các trình tự, thủ tục như đăng ký cư trú, đăng ký biến động quyền sử dụng đất, đăng ký xe, nhập học vào các loại hình đào tạo... (Hiện tại có 27 thủ tục hành chính yêu cầu có sổ hộ khẩu), Chính Phủ đã thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân.

Cụ thể, tại Nghị quyết 112/NQ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2017 Chính phủ đã quyết nghị phương án bãi bỏ hình thức quản lý dân cư bằng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú và thay thế bằng hình thức quản lý theo số định danh cá nhân được cập nhật trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Khi hoàn tất thủ tục đăng ký thường trú, người dân sẽ được cập nhật thông tin lên cơ sở dữ liệu về cư trú, thay vì được cấp một sổ hộ khẩu bằng giấy như hiện nay. Mọi sự thay đổi về nơi thường trú cũng sẽ được cập nhật trên hệ thống. Điều này đồng nghĩa với việc khi hoàn tất đăng ký tạm trú, thông tin của người dân sẽ cập nhật lên cơ sở dữ liệu về cư trú, thay vì được cấp một sổ tạm trú bằng giấy như hiện nay. Các thông tin trên cơ sở dữ liệu về cư trú bao gồm:

a) Họ, chữ đệm và tên khai sinh;

b) Họ, chữ đệm và tên gọi khác;

c) Ngày, tháng, năm sinh;

d) Giới tính;

đ) Số, ngày, tháng, năm và nơi cấp thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân;

e) Nơi đăng ký khai sinh;

g) Quê quán;

h) Dân tộc;

i) Tôn giáo;

k) Quốc tịch;

l) Tình trạng hôn nhân;

m) Nơi thường trú;

n) Nơi tạm trú;

o) Tình trạng khai báo tạm vắng;

p) Nơi ở hiện tại;

q) Nghề nghiệp;

r) Nhóm máu, khi công dân có yêu cầu cập nhật và xuất trình bản kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó;

s) Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp;

t) Chủ hộ hoặc mối quan hệ với chủ hộ.

Dữ liệu sau khi được cập nhật sẽ được kết nối với nhau trong hệ thống của ngành công an và trong các cơ quan tổ chức khác đang cung cấp dịch vụ công, thực hiện thủ tục hành chính. Khi đó, người dân đi làm các thủ tục liên quan chỉ cần mang theo thẻ căn cước công dân hoặc cung cấp mã số định danh cá nhân cho cơ quan chức năng không cần mang theo rất nhiều loại giấy tờ như CMND, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận kết hôn, bằng lái xe… cũng không phải công chứng, chứng thực các loại giấy tờ này tránh mất thêm nhiều thời gian và tiền bạc. Các cơ quan, tổ chức sẽ tiến hành tra cứu, xác nhận thông tin trên hệ thống và thực hiện thủ tục hành chính mà người dân yêu cầu.

  •  2465
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…