DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Khởi tố nhà báo Duy Phong

Việc Công an Yên Bái bắt giữ nhà báo Lê Duy Phong (Trưởng ban Bạn đọc Báo điện tử Giáo dục Việt Nam) . Ngày 16/6, ông Phong đã lên Yên Bái gặp ông Vũ Xuân Sáng, giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Yên Bái cung cấp một số thông tin vi phạm liên quan đến ông Sáng và yêu cầu chuyển 200 triệu để bỏ qua những sai phạm này. Thời điểm đó ông Sáng không đủ tiền nên chuyển trước 100 triệu đồng, buổi chiều ông Sáng tiếp tục chuyển cho ông Phong 100 triệu đồng nữa.

Về vấn đề này, nhiều người băn khoăn việc nhà báo Duy Phong bị Cơ quan CSĐT - Công an TP Yên Bái khởi tố về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản có đúng theo quy định của Pháp luật? và hành vi đưa tiền của Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Yên Bái có bị xử lý?

 luật sư Đặng Văn Cường – văn phòng luật sư Chính Pháp – Đoàn luật sư TP Hà Nội cho rằng, theo quy định pháp luật thì tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điều 280 BLHS thì chủ thể của tội danh này là chủ thể đặc biệt: Là người có chức vụ, quyền hạn.

Người có chức vụ, quyền hạn đã có hành vi vượt ra ngoài phạm vi quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng.

Khái niệm chiếm đoạt ở đây có thể hiểu là việc chuyển quyền sở hữu tài sản bất hợp pháp, ép buộc chủ thể khác phải chuyển giao tài sản cho người có chức vụ một cách miễn cưỡng. Còn nếu là tặng cho, là tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu tài sản như là cảm ơn,tặng quà... mà không có sự cưỡng ép, đe dọa thì cũng không thể xác định là "chiếm đoạt".

Như vậy, trong vụ việc bắt giữ nhà báo Duy Phong ở trên thì cơ quan điều tra cần làm rõ yếu tố chủ thể, hành vi và động cơ, mục đích của nhà báo Phong thì mới xác định được anh Phong có phạm tội theo Điều 280 BLHS hay không.

 Hành vi đưa tiền cho nhà báo Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Yên Bái, luật sư Cường cho hay, hành vi đưa hối lộ được hiểu là hành vi đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác (của hối lộ) dưới bất kỳ hình thức nào cho người có chức vụ, quyền hạn để họ làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

 Với quy định pháp luật theo điều 289 BLHS thì nếu có căn cứ xác định ông Giám đốc Sở đưa 200 triệu đồng cho PV Duy Phong ( PV này có chức vụ, quyền hạn trong việc viết bài đăng tin…) để giảm nhẹ sai phạm thì hành vi này là hành vi đưa hối lộ.

Tuy nhiên, khoản 6, điều 289 BLHS cũng quy định: "Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ."

Vì vậy, nếu vụ việc này thuộc trường hợp quy định tại khoản 6, điều 289 BLHS thì ông Giám đốc Sở này có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

  •  2206
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…