DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Khởi kiện quyết định hủy bỏ quyết định XPVPHC: Tòa án có thụ lý?

Nhận được vấn đề pháp lý từ một bạn trong cộng đồng Dân luật với nội dung được tóm tắt như sau:

Trong quá trình tham gia giao thông A và B có xảy ra va chạm với nhau và cơ quan công an phải vào cuộc qua quá trình điều tra, Cơ quan điều tra không khởi tố vụ án hình sự mà ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Sau đó, một trong hai bên có thương tích được giám định thương tích tổn hại sức khỏe vượt mức 70% và tiến hành làm đơn yêu cầu các cơ quan tố tụng xử lý hình sự về hành vi nêu trên. Sau đó, Cơ quan điều tra ra quyết định hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự và ra Quyết định hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính sau đó để khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

Hỏi như vậy có đúng không?

Giải đáp vấn đề này trên thực tế phải nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh:

Thứ nhất, với kết quả điều tra ban đầu để đưa ra quyết định XPVPHC của cơ quan điều tra cần xác định tỷ lệ thương tích, nếu chưa đủ yếu tố cấu thành thì quyết định này của CQĐT là có căn cứ. Nhưng sau khi yêu cầu giám định lại, với tỷ lệ nói trên thì việc đưa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can là có cơ sở và phù hợp với quy định của pháp luật VN

Khoản 2, 3 điều 62 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định:

2. Trong quá trình thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu hành vi vi phạm được phát hiện có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đó và trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày tạm đình chỉ phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự; trường hợp đã thi hành xong quyết định xử phạt thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.

3. Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có trách nhiệm xem xét, kết luận vụ việc và trả lời kết quả giải quyết bằng văn bản cho người có thẩm quyền đã chuyển hồ sơ trong thời hạn theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự; trường hợp không khởi tố vụ án hình sự thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng phải trả hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến.

Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, nếu cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có quyết định khởi tố vụ án thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải huỷ bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính và chuyển toàn bộ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tài liệu về việc thi hành quyết định xử phạt cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.

Quyền của người bị khởi tố: có quyền khiếu nại để xem xét lại các quyết định tố tụng, hành vi tố tụng khi có căn cứ cho rằng các quyết định của cơ quan điều tra xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình, đối tượng khiếu nại là quyết định hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hoặc quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định khởi tố bị can, kết luận giám định.

Đối với quyết định hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính của CQĐT tuy là quyết định hành chính nhưng quyết định này không làm phát sinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền, lợi ích hợp pháp hoặc có nội dung làm phát sinh nghĩa vụ, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính năm 2015. Do vậy, quyết định hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính không phải là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính nên Tòa án không thụ lý đơn khởi kiện mà căn cứ Điều 123 Luật Tố tụng hành chính trả lại đơn khởi kiện nếu như người bị khởi tố khiếu nại về việc này.

Việc cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can là các quyết định tố tụng của cơ quan điều tra, thuộc phạm vi điều chỉnh của BLTTHS, nếu người bị khởi tố cho rằng các quyết định tố tụng của cơ quan điều tra xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì có quyền khiếu nại theo quy định của BLTTHS. 

Nhưng sẽ có luồng quan điểm thứ hai:

Tức là, khi thay đổi nội dung hoặc hủy bỏ các quyết định thì mặc nhiên quyền và lợi ích cũng như trách nhiệm của người có liên quan cũng sẽ thay đổi theo. Vì từ phải đóng phạt hành chính chuyển sang trách nhiệm hình sự nên làm thay đổi vấn đề.

Tôi thì đồng tình với quan điểm đầu tiên vì những lập luận nêu trên, còn bạn thì sao?

Tham khảo nguồn báo Kiểm sát

 

  •  4459
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…