DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Khởi kiện gian lận thầu

Tại Khoản 4 Điều 17 Luật Đấu thầu 2013 quy định về trường hợp hủy thầu do có gian lận là khi có bằng chứng về việc đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông thầu, gian lận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

Theo đó, bên có hành vi vi phạm sẽ có trách nhiệm khi hủy thầu được quy định tại Điều 18 Luật Đấu thầu 2013 như sau:

“Điều 18. Trách nhiệm khi hủy thầu

Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật về đấu thầu dẫn đến hủy thầu theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 17 của Luật này phải đền bù chi phí cho các bên liên quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật.”

Bên cạnh đó, hành vi trên đã vi phạm quy định về các hành vi bị cấm trong đấu thầu được quy định tại Điều 89 Luật Đấu thầu 2013 cụ thể như sau:

“[...] 4. Gian lận, bao gồm các hành vi sau đây:

a) Trình bày sai một cách cố ý hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu của một bên trong đấu thầu nhằm thu được lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào;

b) Cá nhân trực tiếp đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thẩm định kết quả lựa chọn danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư cố ý báo cáo sai hoặc cung cấp thông tin không trung thực làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

c) Nhà thầu, nhà đầu tư cố ý cung cấp các thông tin không trung thực trong hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.[...]”

Theo đó, đối với các hành vi vi phạm nêu trên sẽ xử lý theo quy định tại Điều 90 Luật Đấu thầu 2013. Trường hợp nhà thầu cung cấp thông tin không trung thực, vi phạm hành vi bị cấm theo quy định tại Khoản 4 Điều 89 Luật Đấu thầu 2013 thì nhà thầu sẽ bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 3 năm đến 5 năm theo quy định tại Khoản 1 Điều 122 Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, ngoài quy định của pháp luật về đấu thầu, tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của các pháp luật khác có liên quan.

Như vậy, trong trường hợp nếu có đầy đủ bằng chứng về việc lập khống hóa đơn và hợp đồng thì có thể tiếp tục khởi kiện theo đúng quy định tại Điều 91 Luật Đấu thầu 2013 như sau:

“Điều 91. Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu

1. Khi thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị ảnh hưởng, nhà thầu, nhà đầu tư có quyền:

[...]

b) Khởi kiện ra Tòa án vào bất kỳ thời gian nào, kể cả đang trong quá trình giải quyết kiến nghị hoặc sau khi đã có kết quả giải quyết kiến nghị.

2. Nhà thầu, nhà đầu tư đã khởi kiện ra Tòa án thì không gửi kiến nghị đến bên mời thầu, chủ đầu tư, người có thẩm quyền. Trường hợp đang trong quá trình giải quyết kiến nghị mà nhà thầu, nhà đầu tư khởi kiện ra Tòa án thì việc giải quyết kiến nghị được chấm dứt ngay.”

Theo đó, nguyên tắc giải quyết sẽ tuân thủ theo quy định pháp luật về tố tụng dân sự theo Điều 93 Luật Đấu thầu 2013 đó là việc giải quyết tranh chấp trong đấu thầu tại Tòa án được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Như vậy, khi tiến hành kiện thì kết quả sẽ do Tòa án quyết định là có hủy bỏ kết quả trúng thầu và các hợp đồng đã ký kết trước đó với công ty đã gian lận hay không.

 

  •  2371
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…