DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Khó khăn trong ngăn chặn tội phạm mua bán bào thai

Mua bán người đã là vấn nạn không còn quá xa lạ ở Việt Nam và rất nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, việc mua bán người đã phát triển và biến tướng khi không chỉ mua những con người đã được sinh ra, việc mua bán này diễn ra ngay khi đứa trẻ mới chỉ là bào thai.

Vậy thế nào là mua bán bào thai? Xử lý như thế nào đối với những trường hợp mua bán bào thai?

Mua bán bào thai (đứa bé chưa được sinh ra đời) diễn ra khi người mẹ còn mang thai nhưng thời điểm mà đối tượng nhận con và giao hết số tiền sau khi sinh (thường sau khi sinh ít ngày hoặc vài tháng) là thủ đoạn hoạt động mới, phức tạp, nguy hiểm của nạn mua bán người, để lại nhiều hệ lụy xấu cho xã hội. 

Chính vì đây là hình thức mới của nạn buôn bán người nên hiện nay nước ta chưa có quy định cụ thể về vấn đề này nhưng xét về tính chất của vụ việc có thể áp dụng các quy phạm pháp luật sau:

Theo Bộ Luật tố hình sự 2015:

Điều 151: Tội mua bán người dưới 16 tuổi 
 
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
 
- Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;
 
- Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
 
- Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.”
 
Điều 154: Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người 
 
Người nào mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
 
Tuy nhiên các quy định trên chưa điều chỉnh cụ thể, và việc áp dụng tội danh nào đối với việc mua bán bào thai cũng là vấn đề gây nhiều tranh, gây rất nhiều khó khăn trong xử lý và định tội tội phạm.
 
Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho trẻ em và ngăn ngừa tội phạm rất cần những quy định và biện pháp cụ thể để đối phó với loại tội phạm mới này.
  •  1069
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…