DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Khi thực hiện việc mua nhà – đất chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở

  • Những rủi ro khi mua nhà đất không có sổ đỏ

  • Khi thực hiện việc mua nhà – đất chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở (sổ đỏ), người mua có thể sẽ được hưởng mức giá thấp và những lời “hứa”từ phía người chuyển nhượng.

  • Tuy nhiên, việc mua, nhận chuyển nhượng nhà đất thông qua các giao dịch mà tài sản là đất đai - nhà ở không có sổ đỏ thì sẽ là một quyết định rất mạo hiểm và tiểm ẩn nhiều rủi ro. Các rủi ro có thể nhận thấy là:

    1. Theo Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thì nhà đất chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) sẽ không được công chứng khi tiến hành các giao dịch liên quan. Do không được công chứng, nếu có tranh chấp thì các bên sẽ phải chứng minh các giấy tờ đó hợp pháp và hợp lệ. Trường hợp này rất khó khăn cho bên mua vì pháp luật đã quy định trong các trường hợp như trên thì văn bản, hợp đồng mua bán phải được công chứng.

    2. Khi tranh chấp xảy ra, các bên yêu cầu tòa án giải quyết. Tòa án thụ lý vụ việc, căn cứ Khoản 2, Điều 124 Bộ luật Dân sự 2005 thì: “…trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó...” Tòa án sẽ tuyên giao dịch vô hiệu.

    Hậu quả của hợp đồng vô hiệu được giải quyết theo quy định của pháp luật. Cụ thể, Điều 137 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu, quy định như sau: “...Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường...”. Trường hợp này, người mua sẽ phải trả lại nhà – đất đã mua trước đây cho bên bán và bên bán sẽ trả lại tiền và những gì đã nhận của bên mua. Có thể nói, trong mọi trường hợp bên mua sẽ luôn có nguy cơ bị thiệt hại.

    3. Sau khi mua nhà – đất không có giấy tờ hợp pháp, người mua sẽ rất khó hoặc bị gây phiền hà khi tiến hành các thủ tục chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế...hoặc các giao dịch khác liên quan tới tài sản bởi như trên đã phân tích, pháp luật quy định khi tiến hành các giao dịch liên quan tới nhà đất thì hình thức và nội dung giao dịch sẽ phải đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật liên quan.

    - Khi thực hiện giao dịch như trên, có thể tản sản đã được bán, chuyển nhượng, thế chấp, tặng cho nhiều người cũng bằng các giao dịch không được pháp luật công nhận. Hậu quả tất yếu của giao dịch này sẽ dẫn tới sự tranh chấp về lợi ích giữa các bên mua với nhau.

    Từ một số phân tích nêu trên, Luật Hòa Bình khuyến cáo các tổ chức, cá nhân không nên mạo hiểm với những loại nhà - đất mà giấy tờ không rõ ràng để tránh rủi ro. Khi đã tiến hành thủ tục chuyển nhượng thì cần nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

  • Nguồn:

  • TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÒA BÌNH

     

  •  10025
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…