DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Khi thầy cô giáo không còn như “mẹ hiền”!

Gần đây, những vụ việc thầy, cô giáo đánh học sinh liên tục xảy ra gây xôn xao như luận, ảnh hưởng tiêu cực đến ngành giáo dục và tạo tâm lý hoang mang đối với các bậc phụ huynh cũng như các em học sinh.

Nổi bật nhất là vụ việc cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy, chủ nhiệm lớp 6.2 Trường THCS Duy Ninh (Tỉnh Quảng Bình) bắt cả lớp tát một em học sinh hơn 200 cái khiến em phải nhập viện. Hay vụ việc thầy giáo ở trường THCS Long Hòa (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) phạt nữ sinh lớp 7A3 100 roi vì không thuộc bài và xin từ chức tổ trưởng. Thậm chí, có cô giáo ở Long An còn đánh một em học lớp một bị khuyết tật khiến cơ thể của em bầm tím... Còn nhiều, rất nhiều những vụ việc thầy, cô giáo bạo hành học sinh, xúc phạm đến thân thể, sức khỏe, thậm chí là còn có những lời nặng nề xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của các em. Thực trạng này khiến chúng ta băn khoăn tự hỏi, bao giờ mới hết những cảnh học sinh phải quỳ gối, uống nước giẻ lau bảng..., bao giờ phụ huynh, học sinh mới hoang mang trước những hình phạt vô lý từ giáo viên.

Mỗi giáo viên khi đưa ra hình phạt đối với học sinh đều có những lý do riêng. Nhưng hầu hết, họ cho rằng do học sinh của mình hư, nghịch phá, không học bài, thậm chí là vì ... “muốn tốt cho các em”. Nhưng dù là vì lý do gì thì hành vi đánh phạt các em bằng các cách thức như trên là vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề giáo, vi phạm pháp luật và không thể bào chữa được.

Trước những hành vi vi phạm bị “bóc mẽ”, động thái thường thấy của các thầy cô là xin lỗi, viết bản tường trình, bản kiểm điểm, nghiêm khắc hơn là đình chỉ dạy học trong một thời gian. Pháp luật cũng đã quy định về hình thức xử phạt đối với các giáo viên có hành vi vi phạm đạo đức nghề giáo được quy định tại Nghị định số 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức. Ngoài ra, nếu giáo viên có hành vi mang tính chất xúc phạm nghiêm trọng hoặc gây thương tích đối với học sinh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác (Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015) hoặc Tội cố ý gây thương tích (Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015).

Thiết nghĩ, cần có biện pháp và chế tài nghiêm khắc để nghiêm trị những giáo viên có hành vi đi ngược lại đạo đức nghề giáo, xâm phạm thân thể, sức khỏe, danh dự của học sinh và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự cao quý của nghề dạy học mà dân tộc ta vẫn thường tự hào.

 

  •  8782
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…