DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Khi nào được “Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định”?

 

Để thực hiện tư tưởng nhân đạo, tiến bộ và nhân văn trong pháp luật hình sự thì bên cạnh chính sách nghiêm trị trừng phạt, pháp luật hình sự vẫn luôn ghi nhận chính sách khoan hồng đối với người phạm tội. Một quy định cụ thể thể hiện rõ sự khoan hồng đó là “Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt” hay còn gọi nôm na là “Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định”; áp dụng trong một số trường hợp khi người phạm tội hội đủ một số điều kiện nhất định trên phương diện xem xét toàn diện: tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, các yếu tố giảm nhẹ trách nhiệm hình sự,….

Vậy, trong trường theo quy định hiện hành trường hợp nào sẽ được “Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định”? Bài viết trên phương diện so sánh giữa quy định của Bộ luật hình sự 1999Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung 2017) sẽ giúp bạn làm rõ thắc mắc trên.

BLHS 1999

BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Điều 47. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật

Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật.

Trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.

 

 

Điều 54. Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng

1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.

2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.

3. Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.


Theo đó, sẽ có 03 trường hợp được quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định như sau:

- TH1: Quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn: khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ theo quy định của Bộ luật hình sự.

- TH2: Quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi: người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.

Đây là điểm mới đáng chú ý của BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)  so với BLHS 1999, cụ thể BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) bổ sung thêm quy định:

Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể”.

Đây là một quy định rất mới và thể hiện tính nhân văn, tinh thần tiến bộ trong công cuộc lập pháp đối với lĩnh vực hình sự. Qua đó, nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong thực tiễn xét xử của Tòa án đối với những trường hợp người phạm tội lần đầu là người giúp sức, có vai trò không đáng kể trong vụ án đồng phạm, nhưng nếu chiếu theo quy định cũ tại BLHS 1999 thì dù có xem xét, cân nhắc, áp dụng các tình tiết giảm nhẹ, khoan hồng tối đa đến đâu đi chăng nữ thì Tòa án cũng chỉ được phép áp dụng hình phạt trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn khung hình phạt được áp dụng và hình phạt đó. Nếu không có quy định ngoại lệ, được áp dụng mức hình phạt ngoài khung liền kề (tức dưới mức thấp nhất của cả khung liền kề) thì có thể thấy là pháp luật có vẻ quá quá nghiêm khắc trong những trường hợp này.

-TH3: Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định  TH1 và TH2 nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất.

 

  •  6956
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…