DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Khi nào cha, mẹ bán đất cần và không cần có sự đồng ý của con cái?

 

Thực tiễn có nhiều trường hợp khi cha mẹ muốn chuyển nhượng đất đai cần có sự đồng ý của con cái thì giao dịch mua bán mới được coi là hợp pháp hay hợp đồng chuyển nhượng phải có cả chữ ký của con mới có hiệu lực.

Vậy, hiện nay pháp luật quy định những trường hợp nào cha mẹ chuyển nhượng đất cần có sự đồng thuận của con cái?

Một cách tổng quát, trong trường hợp cha mẹ chuyển nhượng đất, để xác định có phải xem xét đến ý kiến của con cái hay không chúng ta chia thành 02 trường hợp sau:

>>>PHẢI CÓ SỰ ĐỒNG Ý CỦA CON CÁI

Đó là trường hợp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên của hộ gia đình.

Trong đó, khái niệm về hộ gia đình sử dụng đất được định nghĩa tại khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 như sau:

Hộ gia đinh sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận quyền sử dụng đất”.

Với quy định trên, chúng ta hiểu rằng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình là cấp cho những người có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng, hôn nhân, đang sống chung. Theo đó, những người trong hộ gia đình có quyền sử dụng đất được xác định là đồng sở hữu mảnh đất từ thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Mặt khác, vấn đề về đồng sở hữu quyền sử dụng đất cũng được ghi nhận tại Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013, ngoài ra được hướng dẫn bởi khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT như sau:

Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất chỉ được thực hiện các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng tại văn phòng công chứng hoặc chứng thực theo quy định pháp luật.

 

>>>KHÔNG CẦN SỰ ĐỒNG Ý CỦA CON CÁI

Gồm 02 trường hợp sau:

- TH1: Quyền sử dụng đất là tài sản chung của cả hai vợ chồng

Tại khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 ghi nhận về cách xác định tài sản chung của vợ chồng như sau:

“Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”

Tiếp theo, căn cứ Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đất với tài sản chung như sau:

“Các tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà phải đăng ký quyền sở hữu thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”

Theo đó, khi vợ chồng cùng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản thì khi xác lập các giao dịch dân sự thì phải có sự đồng ý, xác lập, thực hiện giao dịch dân sự của cả hai vợ chồng, trường hợp vợ hoặc chồng không thể cùng xác lập giao dịch dân sự đó thì có thể ủy quyền cho bên còn lại thực hiện giao dịch dân sự. Xong, trong trường hợp này đương nhiên không cần xem xét ý chí của con cái.

Lưu ý: Đối với trường hợp tài chung của vợ chồng mà chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng nhưng khi xem xét nguồn gốc có được tài sản thì do vợ, chồng cùng tham gia giao dịch dân sự, cùng lấy tài sản chung của vợ chồng để có được tài sản thì tài sản đó được xác định là tài sản chung của vợ chồng).

- TH2: Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của vợ, chồng

Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng thì đương nhiên quyền định đoạt hoàn toàn thuộc về riêng người vợ/chồng đó. Do vậy, khi thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản riêng thì chỉ cần có sự đồng ý và chữ ký của một bên vợ chồng mà không cần sự đồng ý của con cái.

 

  •  36928
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…