DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Khám sức khỏe định kỳ loại 4,5 có làm công việc nặng nhọc, độc hại được không?

Doanh nghiệp mình vừa mới khám sức khỏe định kỳ xong, trong đó phát hiện ra 4, 5 người lao động có sức khỏe loại IV, V. Họ đang làm công việc nặng nhọc, độc hại, sức khỏe như vậy có tiếp tục làm việc được không?


 Căn cứ vào Mục IV Phục lục Tiêu chuẩn sức khỏe ban hành kèmQuyết định 1613/BYT-QĐ năm 1997 ban hành Tiêu chuẩn phân loại sức khoẻ để khám tuyển, khám định kỳ cho người lao động do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định như sau:

"2- Khám tuyển dụng,hợp đồng lao động:

2.1- Tiêu chuẩn sức khoẻ là một trong những điều kiện để tuyển dụng và ký kết các hợp đồng lao động.Khi tuyển dụng và thực hiện các hợp đồng phải tuân theo các tiêu chuẩn sức khoẻ riêng của từng nghề, từng công việc do Bộ Y tế quy định.

Riêng các nghề, các công việc trực tiếp điều hành các phương tiện vận tải và thi công cơ giới đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không,các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc,độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc,độc hại, nguy hiểm, thì các đối tượng phải có đủ điều kiện sức khoẻ loại I và loại II.

Đối với lao động chủ yếu là lao động thể lực thì phải đảm bảo sức khoẻ từ loại III trở lên.

2.2-Những người có khuyết tật và sức khoẻ loại IV , loại V củng là đối tượng khám tuyển dụng và khám để thực hiện hợp đồng lao động, nhưng tuyển dụng và thực hiện hợp đồng lao động với nghề nào, công việc nào phải do Hội đồng khám tuyển căn cứ vào khuyết tật, bệnh tật của đối tượng đó để quyết định."

Căn cứ Điều 152 Bộ luật Lao động 2012quy định về Chăm sóc sức khỏe cho người lao động

"1. Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại công việc để tuyển dụng và sắp xếp lao động.
..."

Theo đó, để làm các nghề, công việc độc hại thì các đối tượng phải đủ điều kiện sức khỏe loại I và loại II. Hiện tại người lao động của đơn vị không thỏa quy định trên nên buộc phải điều chuyển làm công việc khác hoặc hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. 

 

 

  •  18492
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…