DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

Tranh chấp lao động (TCLĐ) là hiện tượng xảy ra trong quan hệ giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) trong quá trình lao động phát sinh nhiều yếu tố làm cho lợi ích hai bên không còn phù hợp với nhau, nếu không muốn nói là đối nghịch nhau về lợi ích.

 

TCLĐ theo định nghĩa của Bộ luật lao động 2012 (BLLĐ 2012): Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động. Từ quy định trên, một tranh chấp được xem là TCLĐ khi thỏa mãn 02 dấu hiệu:

 

  • Đối tượng của TCLĐ là các quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh trong QHLĐ. Tranh chấp không liên quan đến các quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh từ quan hệ lao động (QHLĐ) thì không phải là TCLĐ.
  • TCLĐ phát sinh giữa NSDLĐ với cá nhân hoặc tập thể lao động. Nói cách khác, chủ thể của TCLĐ cũng chính là chủ thể của QHLĐ.

 

TCLĐ được phân loại thành: TCLĐ cá nhân và TCLĐ tập thể.

  • TCLĐ cá nhân là tranh chấp lao động giữa người lao động với người sử dụng lao động
  • TCLĐ tập thể là tranh chấp lao động giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.

 

Sau đây là một vài tiêu chí để phân biệt hai loại TCLĐ trên:

 

Tiêu chí so sánh
 

Tranh chấp lao động cá nhân

 

Tranh chấp lao động tập thể

Chủ thể tranh chấp

Cá nhân lao động (hoặc một nhóm người lao động) với người sử dụng lao động

Nhiều người lao động (hoặc tất cả người lao động) với người sử dụng lao động

Nội dung tranh chấp

Đòi quyền và lợi ích cho bản thân mình

Thông thường, các tranh chấp lao động cá nhân thường là tranh chấp về hợp đồng lao động

Đòi quyền và lợi ích gắn liền với tâp thể lao động

Thông thường các tranh chấp này thường là tranh chấp liên quan đến thỏa ước lao động tập thể

Tính chất tranh chấp

Tranh chấp lao động cá nhân mang Tính chất đơn lẻ, cá nhân

Thông thường chỉ là tranh chấp giữa một cá nhân NLĐ với chủ sử dụng lao động

Tính liên kết tập thể giữa những người lao động tham gia tranh chấp. Họ có chung mục đích đòi quyền và lợi ích cho tập thể lao động, giữa họ phải có sự tổ chức, bàn bạc, thống nhất với nhau

Đại diện Công đoàn

Thông thường Công đoàn không tham gia và tranh chấp, nếu có thì với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động

Trong tranh chấp lao động tập thể, Công đoàn tham gia vào tranh chấp với tư cách là một bên chủ thể của tranh chấp

Ví dụ

Tranh chấp giữa anh A với Công ty B về tiền thưởng

Tranh chấp giữa bộ phận văn phòng với công ty chủ quản về thời giờ làm việc

 

Lưu ý:

TCLĐ có nhiều người lao động tham gia nhưng không có sự liên kết vì một mục đích, quyền và lợi ích chung thì không được xem là tranh chấp lao động tập thể.

 

Việc phân biệt TCLĐ rất quan trọng trong việc xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

 

Ngoài ra, TCLĐ về tập thể còn phân ra thành:

+ Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận hợp pháp khác.

 

+ Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp lao động phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.

  •  46270
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…