DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Khác biệt giữa “Hình phạt” và “Biện pháp tư pháp”

Khác biệt giữa “Hình phạt” và “Biện pháp tư pháp”

Hình phạt và biện pháp tư pháp đều là biện pháp cưỡng chế được quy định trong pháp luật hình sự do các chủ thể có thẩm quyền áp dụng đối với những người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Cụ thể hiện nay được quy định tại Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017. Hai biện pháp trên có khác biệt cơ bản như sau:

TIÊU CHÍ

HÌNH PHẠT

BIỆN PHÁP TƯ PHÁP

Khái niệm

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó. (Điều 30 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017)

Biện pháp tư pháp là biện pháp có tính cưỡng chế do Bộ luật hình sự quy định, do cơ quan có thẩm quyền quyết định và được áp dụng đối với người phạm hoặc pháp nhân thương mại phạm tội hoặc người có hành vi nguy hiểm cho xã hội khi không có năng lực trách nhiệm hình sự.

Biện pháp tư pháp là biện pháp cưỡng chế về hình sự ít nghiêm khắc hơn so với hình phạt.

Mục đích

Không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn:

+ Giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới;

+ Giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

(Điều 31 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017)

Biện pháp tư pháp có tác dụng hỗ trợ thay thế hình phạt nhằm:

+ Ngăn ngừa, phòng ngừa người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội hoặc người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội  tiếp tục phạm tội hoặc gây nguy hiểm cho xã hội và;

+ Răn đe, giáo dục họ trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Thẩm quyền áp dụng

Tòa án

Tòa án hoặc cơ quan tiến hành tố tụng khác, tùy trường hợp.

Ví dụ: Đối với biện pháp buộc chữa bệnh: Tòa án hoặc Viện Kiểm Sát có thể ra quyết định đưa người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh dẫn tới không có năng lực trách nhiệm hình sự vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh

Đối tượng bị áp dụng

- Người phạm tội

- Pháp nhân thương mại phạm tội

- Người phạm tội

- Pháp nhân thương mại phạm tội;

- Người có hành vi nguy hiểm cho xã hội khi không có năng lực trách nhiệm hình sự (tức chưa bị coi là tội phạm). Ví dụ như đối với biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

Hậu quả pháp lý

Mang án tích

Không bị coi là có án tích

Thời điểm áp dụng

Áp dụng khi có bản án của Tòa án.

Áp dụng khi có quyết định của Tòa án/cơ quan có thẩm quyền khác trong giai đoạn điều tra, xét xử và cả giai đoạn thi hành án (ví dụ: Đối với người đang chấp hành hình phạt tù (giai đoạn thi hành án) mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì có thể bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh)

Hình thức áp dụng

>>>ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẠM TỘI

- Hình phạt chính bao gồm:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền;

c) Cải tạo không giam giữ;

d) Trục xuất;

đ) Tù có thời hạn;

e) Tù chung thân;

g) Tử hình.

- Hình phạt bổ sung bao gồm:

a) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

b) Cấm cư trú;

c) Quản chế;

d) Tước một số quyền công dân;

đ) Tịch thu tài sản;

e) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;

g) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.

- Nguyên tắc áp dụng: Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có  thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

>>> ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI

-  Hình phạt chính: Không có chung tân và tử hình (vì nguyên tắc xử lý là “Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội”).

- Hình phạt bổ sung: Không áp dụng .

>>>ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI PHẠM TỘI

- Hình phạt chính bao gồm:

a) Phạt tiền;

b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

c) Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

- Hình phạt bổ sung bao gồm:

a) Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;

b) Cấm huy động vốn;

c) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.

- Nguyên tắc áp dụng: Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

 

>>>ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẠM TỘI:

Có các biện pháp tư pháp bao gồm:

a) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;

b) Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;

c) Bắt buộc chữa bệnh.

>>> ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI

Có thêm biện pháp tư pháp:  Giáo dục tại trường giáo dưỡng

>>> ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI PHẠM TỘI:

Có các  biện pháp tư pháp bao gồm:

a) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;

b) Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;

c) Khôi phục lại tình trạng ban đầu;

d) Thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.

 

 

  •  17607
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…