DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Kêu cứu rồi giải cứu, có lạm dụng không?

Liên tiếp vừa qua báo chí đưa tin những vụ thí sinh thi trượt, kêu cứu vì nhiều lý do hòan cảnh, được báo chí đưa tin dẫn đến cộng đồng quan tâm và tạo ra làn sóng dư luận. Dường như là một kết thúc đẹp khi các trường hợp đều được thỏa lòng mong ước. Tuy nhiên, có nên chăng tạo ra một tiền lệ như thế để rồi liên tiếp những bài báo dạng kêu cứu - giải cứu được đăng tải. 

Thời buổi ngày nay sức mạnh dư luận quả nhiên là ghê gớm, thấp cổ bé họng đến đâu mà được báo chí - tuyền thông chống lưng thì chẳng mấy chốc đến tai bộ trưởng và hàng triệu người dân Việt Nam ngay. Khoan nói đến chuyện sự thật có đúng là sự thật hay không, chúng ta chỉ thấy và nghe ở đây từ một phía hoặc rất ít phía trong khi thực tế luôn luôn đa chiều. Cô bé hay cậu bé 29 điểm sau khi nhận được đặt cách tự hỏi có hòa nhập được bình thường như bao bạn bè khác hay không? Và bản thân các em có trưởng thành chính chắn hay không khi mà sau 1 đêm bỗng dưng nổi tiếng như hiện tượng thiên tài nước nhà? 

Luật pháp vốn là công tâm, bình đẳng không có chiếu cố hay ngọai lệ. Pháp đã ban ra thì cứ thế mà thi hành. Rõ ràng không tránh khỏi trường hợp thỏa lý mà không hợp tình hoặc ngược lại. Nhưng điều đó không có nghĩa cứ dùng dư luận để tạo áp lực đặt cách. Câu chuyện cổ tích lay động trái tim bao nhiêu người khi tự nhiên giữa đời thường, mọi thứ quay như cỗ máy chợt có "phép màu" xảy ra. Hy vọng các em học tốt!

  •  4892
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…