DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Kết luận chính thức nguyên nhân gây cháy xe

Sáng 26/4, liên bộ Công an, Khoa học-Công nghệ, Công Thương, Giao thông Vận tải đã họp báo công bố nguyên nhân bước đầu của các vụ cháy, nổ xe trong thời gian vừa qua. Trong nguyên nhân của 209/324 vụ cháy, nổ ô tô và xe máy trong 2 năm 2010-2011 đã được xác định có khoảng 30% do chập điện, 15% do sự cố kỹ thuật, gần 10% do sơ suất, 5% tai nạn giao thông và hơn 4% do đốt xe, còn lại hơn 35% các vụ chưa rõ lí do. Song không có vụ nào do chất lượng xăng dầu.

Không tính những nguyên nhân chủ quan do người sử dụng như tai nạn giao thông, đốt xe, sơ suất thì các nguyên nhân về mặt kỹ thuật khi được công bố đã gây thất vọng và không thể thuyết phục người dân, bởi “nghi can” số một là xăng dầu không đủ tiêu chuẩn đã thoát tội vì chưa đủ cơ sở khẳng định cháy xe do chất lượng xăng dầu – theo như thông báo tại cuộc họp.

2 nguyên nhân về mặt kỹ thuật được công bố là do chập điện và sự cố kỹ thuật chắc chắn không sai nhưng tại sao lại chưa đủ cơ sở khẳng định cháy xe do chất lượng xăng dầu? Phải chăng nguyên nhân là do việc kiểm tra 56 mẫu xăng từ xe bị cháy có kết quả bất ngờ là 100% mẫu xăng này đều đạt chất lượng, không phát hiện methanol, aceton trong xăng. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, các phụ gia aceton hay methanol có độ bay hơi rất cao, rất dễ bắt lửa lại được pha vào xăng với hàm lượng không đáng kể. Vậy thì việc lấy mẫu xăng của xe sau khi đã cháy để kiểm định liệu có chính xác, chưa nói đến việc thực hiện kiểm định có thực sự khách quan? Bởi trong năm 2011, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học – Công nghệ) có kiểm tra 704 mẫu thì có 147 mẫu (chiếm gần 21%) không đạt về hàm lượng oc-tan và 5 mẫu có methanol, tiếp theo, từ đầu năm 2012, Tổng cục cũng đã kiểm tra lấy 541 mẫu xăng và 128 mẫu dầu diesel để thử nghiệm, kết quả là có 60 mẫu xăng (11%), 17 mẫu dầu diesel (13,28%)  không đạt chất lượng. Vậy việc kiểm định 56 mẫu xăng từ các xe bị cháy lại có kết quả hoàn toàn đạt chất lượng, từ đó nói chưa đủ cơ sở kết luận cháy xe do chất lượng xăng dầu là không thể thuyết phục dư luận, đặc biệt là từ khi vụ việc rút trộm, pha thêm hợp chất lạ vào xăng của các tài xế xe bồn bị phát hiện mà đến nay vẫn chưa thấy xử lý những kẻ cầm đầu. Cho dù các hợp chất có thể không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến mồi lửa gây cháy, nhưng rõ ràng các chất như aceton hoàn toàn có thể là tác nhân gián tiếp dẫn đến cháy nổ. Bởi acetone là dung môi mạnh nên làm hỏng nhanh các chi tiết bằng nhựa và cao su trong động cơ như gioăng, làm độ kín khít của động cơ giảm, Nếu tác động liên tục và ở tốc độ cao (hàm lượng acetone cao) thì sẽ làm các gioăng này bị hỏng và acetone rò rỉ ra ngoài. Các xe chạy bằng động cơ xăng hiện nay đều có thiết kế các chi tiết không chống lại được sự ăn mòn của aceton.

Về các lí do như chập điện, sự cố kỹ thuật, đây có lẽ là những tác nhân trực tiếp dẫn đến mồi lửa nhưng tại sao chỉ trong 2 năm gần đây những vụ cháy mới xảy ra liên tiếp và nhiều như hiện nay? Không lẽ chất lượng xe ngày càng kém đi, các loại xe cháy thuộc đủ loại nhãn hiệu trên thị trường hiện nay, không lẽ tất cả các nhà sản xuất, trong đó có các hãng xe nổi tiếng hàng đầu thế giới lại mắc nhiều lỗi kỹ thuật như vậy ở Việt Nam. Đặc biệt trong số này có những xe hạng sang được nhập nguyên chiếc về Việt Nam nhưng vẫn bị cháy. Vậy phải chăng còn có một nguyên nhân nào đó góp phần gây ra những sự cố kỹ thuật được công bố chính thức mà người ta không thể nói ra.

Tổng hợp vài ý kiến độc giả về kết luận trên:

Trích dẫn:
Có nhiều ý kiến đoán rằng: nếu nói thẳng ra nguyên nhân chính là "do xăng dầu" thì sẽ làm đa số người dân hoang mang. Nhưng thực ra người dân đã chuẩn bị tâm lí rồi, phỏng đoán hết rồi, nên mong các ngành chức năng cứ mạnh dạn nói ra.  Thà 1 lần đau còn hơn là vẫn mập mờ. Về trách nhiệm, nếu là vì sự cố kĩ thuật thì nhà sản xuất phải gánh trách nhiệm. Nếu do xăng thì ngành xăng dầu, thanh tra về chất lượng, chủ đại lý phải chịu. Vấn đề là bao giờ cho dân hết lo lắng, được an tâm về chất lượng hàng hóa mình sử dụng đây? Câu trả lời trên rất mong có được từ các vị đấy!
Trích dẫn:
Khi tiến hành lấy 56 mẫu xăng liên quan tới xe cháy, kết quả bất ngờ là 100% mẫu xăng này đều đạt chất lượng, không phát hiện methanol, aceton trong xăng" – Tôi nghĩ, ở ta thì chuyện đổi mẫu có lẽ cũng là ‘bình thường ở huyện’mất rồi. Chưa nói đến nếu có quen biết 1 chút, thì hầu như việc gì cũng có thể xong… Tôi làm trong ngành phân bón nên tôi biết, chuyện tráo đổi mẫu là ‘chuyện thường ở huyện’, nên chẳng có gì nghi ngờ  khi thấy công bố là 100% đạt chất lượng
Trích dẫn:
Các cơ quan chức năng đã làm hết trách nhiệm chưa? Tôi vẫn nghĩ nguyên nhân là do xăng. Nhất là  khi từ 2 năm trở lại đây, bất kể ai có tiền là có thể trở thành "đại lý" xăng dầu. Còn nói do xe là vô lý, bởi tất cả các hãng xe máy đều góp mặt trong các vụ cháy, thậm chí cả taxi, xe con đắt tiền, xe khách và đến cả xe tải... Phải chăng kỹ thuật của các hãng xe trên đều "có vấn đề"?
Trích dẫn:
Ông Vĩnh nói: "Xăng dầu của Việt Nam hiện nay phù hợp cho xe thiết kế sử dụng nhiên liệu theo tiêu chuẩn Euro 2, khi sử dụng xe thiết kế đạt đến Euro 4, Euro 5 sẽ bị nóng máy, ống xả bị nóng hơn, có thể gây cháy." - Quả thực tôi thấy ông nói có phần vội vàng... Xin hỏi ông: nếu nước ngoài chạy Euro 4, Euro 5 thì xăng họ phải như thế nào? Theo ông thì những yếu tố nào ảnh hưởng lớn đến phát thải động cơ, các phương pháp giảm phát thải? Ông có câu trả lời cho chúng tôi được không?
Trích dẫn:
Tôi có vài lần đổ xăng lẻ dọc đường. Mỗi lần đổ vô thường xe đi được khoảng 1km thì máy tắt. Phải chạy đến cây xăng lớn đổ thêm vào mới chạy được, tuy nhiên máy xe không còn chạy êm nữa, rất hao xăng. Phải đến tiệm sửa xe rửa bình xăng con thì  xe mới chạy êm được. Tôi nghi chất lượng xăng là nguyên nhân chính, nhưng không phải dễ tìm ra nguyên nhân. Vì chỉ một lần đổ xăng dỏm tuy  đã ảnh hưởng đến chất lượng máy, nhưng đến khi xe cháy thì nguyên nhân có lẽ do xăng dầu  kém chất lượng của lần đổ xăng trước đó rất lâu. Theo tôi nghĩ, chắc  rằng những chỗ đổ xăng lẻ đều kém chất lượn
  •  8354
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…