DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Kẻ say rượu bình luận về Pháp luật Việt Nam

> Uống rượu là nét đẹp văn hóa Việt

> Mạnh Tử, Tuân Tử, Ngô Tất Tố nói gì về Đoàn Văn Vươn?

 

Tửu là một kẻ thường xuyên nhậu nhẹt, buồn nhậu, vui nhậu, vô cớ cũng nhậu. Không bao lâu thì Tửu được mọi người phong cho hàm Đại Tửu. Nhưng một lần sau khi tỉnh dậy từ cuộc say, Đại Tửu đã đúc kết một điều đầy ý nghĩa: “Mối quan hệ biện chứng giữa rượu và pháp luật”.

Tửu bảo: Làm rượu, dùng rượu, say về rượu giống như chuyện làm luật, hành luật, bất trắc từ luật.

1.Làm luật

Rượu được làm từ gạo mà ra, nếu gạo nên cơm thì phải nhai phải nghiến còn rượu thì chỉ uống đở tốn công nhai, tránh mòn răng và bao tử khỏi phải nghiền nát, đồng thời nó tạo nên lớp men kích thích tiêu hóa. Rõ ràng rượu rất tốt cho sức khỏe.

Luật pháp cũng thế, nó được viết nên từ thực tiễn, từ hạt thóc, cân đường, bịch sữa, quả chanh, bát muối … của người dân. Nó tạo nên cuộc sống phồn thịnh, điều chỉnh kinh tế, dựng xây đất nước.

Ôi đời! Luật cũng như rượu, nếu được tạo ra từ cái thứ hóa chất độc hại sẽ làm nên tai họa cho con người. Cái luật đó không phù hợp với thực tế, bị xã hội chỉ trích, tẩy chay và phản đối mãnh liệt.

2.Hành luật

Vận dụng pháp luật cũng như uống rượu, tùy vào đối tượng mà có cách điều chỉnh hợp lý. Chớ nên cào bằng người yếu cũng như mạnh, tao 1 lon mày 1 lon, tao 10 lon mày 10 lon; cũng đừng bắt ngày nào cũng như ngày nào, hôm nay mạnh chưa chắc gì ngày mai mạnh và ngược lại. Vậy là Luật cũng phải quy định phù hợp cho từng đối tượng, giàu khác, nghèo khác, trí thức khác, nông dân khác, và khác là khác; hoàn cảnh lịch sử khác nhau thì quy định khác nhau. Chứ ai chơi cái kiểu năm 1985 lương cơ sở bằng 60kg gạo/tháng, giờ 2013 lương cơ sở cũng chỉ 65kg gạo/tháng. Vậy là nảy sinh ra “cái trò” tham nhũng bởi tài chính không đủ phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của bản thân.

Quay lại vụ rượu, tự uống, uống vừa thì tốt nhưng bị ép, uống nhiều quả là hại thật. Luật cũng thế, phải mềm, kích thích được người dân tham gia thì tốt còn cứng nhắc và ép buộc rõ là nguy hiểm. Ai chơi cái kiểu ép bán thịt trong vòng 8 giờ (bắt bí người dân), ngực lép không được cấp phép lái xe (rõ mấy bố nghĩ ngực biết lái xe hay sao), rồi buộc dân đội mũ bảo hiểm thật khi quản lý thị trường “cung cấp” mũ giả, rồi đầy cái thu phí bảo trì đường bộ phát sinh (mấy bác bảo nước ngoài cũng thế nhưng tiểu lượng mỗi người mỗi khác, người Việt ta còn nghèo mà)…

Tóm lại: Cái gì cũng vừa vừa phải phải thôi, người ta uống không nổi chớ nên ép. Đừng phân bì nước này với nước kia, người Việt phải có lối sống riêng của người Việt.

3. Bất trắc từ luật

Ôi đời! Bao kẻ chết vì rượu, vậy sao rượu không bị cấm. Quả là rượu giống như luật, đời sống này không thể thiếu nó. Nhưng chúng ta phải làm sao tránh những trường hợp chết vì rượu, đầu tiên từ khâu kiểm soát chất lượng cho đến khâu vận dụng nó. Luật cũng thế, chớ nên hình sự hóa vấn đề dân sự, tránh chèn ép người dân, tránh bồi thường không đúng, tránh oan sai, tránh phản kháng…

Nghĩ lại mà thấy vụ Đoàn Văn Vươn, giá mà cấp cơ sở tận tâm với dân thì đã không xảy ra hiện tượng: “bị cáo và bị hại là một”, đau lòng và xót xa biết bao.

Rượu là nét đẹp văn hóa nhưng cũng trở nên tai họa nếu không dùng đúng cách, luật tạo nên hiệu quả cuộc sống nhưng trái thực tiễn sẽ trở nên vô bổ và nguy hại.

  •  7337
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…