DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hướng dẫn xử lý trong trường hợp đất không có lối đi

Hiện nay khi mua đất nếu không chú ý thì rất dễ xảy ra tình trạng đất không  có lối đi, như vậy trường hợp này cần xử lý như thế nào?

Quyền về lối đi qua được quy định tại Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015:
 
1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
 
Theo đó, đối với nhà đất không có lối đi ra đường vì bị bao quanh bởi bất động sản của người khác thì người có nhà đất bị bao quanh có quyền yêu cầu mở lối hợp lý trên phần đất của chủ sở hữu bất động sản bao quanh.
 
tranh-chap=loi-di-qua-dat
 
Khi mở lối đi qua sẽ có 2 trường hợp phát sinh như sau:
 
1. Trường hợp mở lối đi qua nhưng không phải đền bù
 
Là trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong và không phải đền bù.
 
2. Mở lối đi qua có đền bù trừ trường hợp có thỏa thuận khác
 
Trường hợp này áp dụng đối với thửa đất phía trong không hình thành từ thửa đất chung với thửa đất phía ngoài; nếu thuộc trường hợp này thì người có đất ở phía trong sẽ phải đền bù cho người có nhà đất phía ngoài theo thỏa thuận của các bên.
 
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
 
Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định. 

Thủ tục đăng ký khi mở lối đi 

1. Hồ sơ:
 
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
 
- Thành phần hồ sơ:
 
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, hồ sơ đăng ký lối đi qua gồm các giấy tờ sau đây:
 
+ Đơn đăng ký biến động đất đai theo Mẫu số 09/ĐK;
 
+ Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp (Sổ đỏ, Sổ hồng);
 
+ Giấy tờ xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề (văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập quyền mở lối đi qua).
 
Bên cạnh đó, nhiều địa phương còn yêu cầu sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế (sơ đồ lối đi qua).
 
2. Trình tự, thủ tục đăng ký
 
Bước 1: Nộp hồ sơ
 
Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu.
 
Cách 2: Không nộp tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.
 
- Trường hợp địa phương đã tổ chức Bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).
 
- Trường hợp địa phương chưa tổ chức Bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện nơi có thửa đất hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nếu chưa tổ chức Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.
 
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết
 
Bước 3: Trả kết quả
 
Thời gian thực hiện: Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày làm việc với xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
  •  3079
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

2 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…