DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hướng dẫn xử lý khi tên DN bị "nhái"

Xã hội ngày càng phát triển, các nhu cầu ăn uống, giải trí ngày càng tăng lên đáng kể, các nhà hàng, quán ăn, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí nổi lên hàng loạt để đáp ứng các nhu cầu này. Vì vậy, nhu cầu cạnh tranh trong kinh doanh của những nhà hàng, quán ăn, khu vui chơi giải trí…tăng lên là điều tất yếu.

Cạnh tranh trong kinh doanh một cách lành mạnh là điều đáng khích lệ và cần được khuyến khích vì giúp các DN không ngừng cải tiến phương thức kinh doanh và người tiêu dùng có được giá trị sản phẩm dịch vụ một cách tốt nhất và với giá cả hợp lý.

Còn cạnh tranh không lành mạnh chẳng hạn như nhái tên tương tự của các nhà hàng, quán ăn, hay khu vui chơi…nổi tiếng…là một trong những hành vi cần loại trừ, và càng phải xử lý triệt để nhất là nước ta đang trong giai đoạn hội nhập thị trường quốc tế.

Nhận thấy tình hình đó, Liên Bộ Khoa học công nghệ và Bộ Kế họach Đầu tư ban hành Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BKHCN-BKHĐT hướng dẫn xử lý khi tên DN xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

hướng dẫn xử lý khi tên DN bị nhái

Để xử lý khi tên DN bị xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, đầu tiên phải xác định tên DN xâm phạm

Cụ thể, căn cứ xác định được thực hiện theo quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ, do cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hoặc người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp kết luận hoặc quyết định.

Xử lý vi phạm theo 2 biện pháp sau:

1. Biện pháp buộc thay đổi tên DN, lọai bỏ yếu tố vi phạm trong  tên DN

Chỉ được áp dụng khi DN vi phạm không chấm dứt hành vi sử dụng tên DN xâm phạm trên hàng hóa, phương tiện kinh doanh, dịch vụ, biển hiệu, giấy tờ giao dịch hoặc không tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi tên DN xâm phạm theo thông báo của Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc theo thỏa thuận của các bên.

Khi Quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thay đổi tên hoặc loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên DN thì DN thực hiện một hoặc các biện pháp sau:

- Đăng ký thay đổi tên DN.

- Thông báo bằng văn bản về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh của DN gửi Phòng Đăng ký kinh doanh.

- Các biện pháp khác theo quy định pháp luật.

2. Biện pháp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký DN

Được áp dụng đối với DN vi phạm không thực hiện biện pháp buộc thay đổi tên DN hoặc loại bỏ các yếu tố vi phạm trong tên DN theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền và DN vi phạm không gửi báo cáo giải trình đến Phòng Đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản.

Trình tự, thủ tục xử lý vi phạm được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BKHCN-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 20/5/2016.

Xem chi tiết tại file đính kèm.

  •  6220
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…