DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hướng dẫn trình tự, thủ tục tách thửa đất khi không đủ diện tích tối thiểu

Bài viết tham khảo:

>>> Tin vui: TP.Hồ Chí Minh sắp có quy định mới về diện tích tách thửa tối thiểu;

>>> Những trường hợp KHÔNG ĐƯỢC tách thửa đất tại 63 tỉnh, thành;


Lúc nhỏ mình cứ nghĩ việc tách thửa đất thuộc quyền sở hữu hợp pháp của gia đình thì được tự do, vì nó là của gia đình mình. Nhưng bây giờ, khi tiếp xúc thực tế mới biết việc tách thửa để bán, tặng cho,.. tuy là đất của mình nhưng cũng cần tuân thủ quy định về điều kiện tách thửa. Vậy với trường hợp mình tách thửa khi không đủ diện tích tách thửa thì phải làm như thế nào?

Sau đây là bài viết hướng dẫn quy trình muốn tách thửa nhưng không đủ diện tích. Các bạn cùng tham khảo nhé!

1. Điều kiện tách thửa được quy định chi tiết phù hợp tại mỗi địa phương

Căn cứ theo Điều 143, 144 của Luật đất đai 2013 thì về điều kiện tách thửa thì sẽ do từng địa phương quy định chi tiết.

Bạn tham khảo chi tiết tại: Diện tích tách thửa tối thiểu đối với đất ở của 63 tỉnh, thành [MỚI NHẤT];

2. Hướng dẫn về tách thửa đất khi không đủ diện tích tối thiểu

Theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về cách xử lý khi bạn có nhu cầu tách thửa nhưng phần diện tích đất không đủ so với diện tích tách thửa tối thiểu do địa phương quy định.

Vậy làm gì để được tách thửa khi diện tích đất không đủ theo quy định?

Thứ nhất: Bạn chọn cách hợp nhất với thửa đất kế bên

Tại khoản 2 Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định như sau:

"2. Trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu đồng thời với việc xin được hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho thửa đất mới."

Theo đó mảnh đất của có thể được tách thửa nếu được hợp thửa với mảnh đất liền kề để tạo thành thửa đất bằng hoặc lớn hơn diện tích đất tối thiểu được tách thửa

Thứ hai, bạn có thể lựa chọn hình thức đứng tên đồng sở hữu với chủ sở hữu thửa đất liền kề

Căn cứ khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

"2. Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện".

Theo quy định trên, một cách khác để lựa chọn là thỏa thuận với chủ sở hữu thửa đất liền kề dưới dạng hình thức đứng tên đồng sở hữu quyền sử dụng đất.

Lưu ý: Đối với trường hợp đồng sở hữu quyền sử dụng đất thì những người đồng sở hữu có quyền ngang nhau đối với phần đất này, do đó, nếu sau này bạn muốn bán, tặng cho… phần đất này thì bắt buộc phải có sự đồng ý của người đồng sở hữu còn lại.

3. Về trình tự, thủ tục: 

Căn cứ Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về trình tự thủ tục tách thửa và nhập thửa, được hướng dẫn chi tiết tại Khoản 11 Điều 9; Điều 11 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT.

Nơi nộp hồ sơ: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nếu có nhu cầu.

Hồ sơ gồm (1 bộ):

+ Đơn đề nghị tách thửa, kèm theo nội dung xin nhập thửa liền kề do không đủ diện tích tách thửa (có mẫu theo mẫu số 11/ĐK ban hành kèm Thông tư 24/2014/TT-BTNMT.

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài khác gắn liền với đất bản gốc;

+ Bản sao công chứng, chứng thực chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị tương đương.

+ Một số giấy tờ khác nếu địa phương có yêu cầu: bản sao công chứng, chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (nếu có) hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân,…

+ Giấy ủy quyền (nếu chủ sở hữu đất không tự mình đi thực hiện được thủ tục thì có thể ủy quyền cho người khác đã trên 18 tuổi, đủ năng lực hành vi dân sự).

 Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

- Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do chia tách hộ gia đình thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

+ Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất và chuyển Bản trích đo thửa đất mới tách cho người sử dụng đất quyền sử dụng một phần thửa đất mới tách.

+ Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định tại Nghị định này đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền;

+ Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ:

+ Trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

+  Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ.

+ Trường hợp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Bạn tham khảo: >>> Quy trình về tách thửa đất thổ cư 2019;

Trên đây là những nội dung mình hướng dẫn về việc tách thửa khi không đủ diện tích thì bạn được quyền tách thửa nếu thực hiện tại một trong hai trường hợp là nhập thửa liền kề của mình hoặc thỏa thuận nhập chung sổ với hàng xóm như trên. Mong rằng sẽ giúp ích cho các bạn.

  •  12286
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…