DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hướng dẫn quản lý thu chi tiền thi hành án

Với mục đích thắt chặt hoạt động thu chi tiền thi hành án, nhất là khoản tiền này thuộc tài sản công. Bộ Tư Pháp đang dự thảo và lấy ý kiến về Thông tư hướng dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự.

Một số lưu ý trong việc quản lý thu chi tiền thi hành án như sau:

1. Cách ghi biên lai

- Người ghi biên lai phải ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ người nộp tiền (trường hợp nộp thay phải ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ của người trực tiếp nộp tiền và ghi rõ nộp thay cho ai); nội dung thu và số tiền thu: lý do nộp tiền, số tiền tính đến đơn vị nhỏ nhất viết bằng số, bằng chữ; tên quyết định thi hành án.

- Người nộp tiền phải ký, ghi rõ họ tên; trường hợp đương sự không biết chữ thì phải điểm chỉ và ghi rõ ngón tay nào của bàn tay nào, không được dùng các ký hiệu khác; nếu thu tiền qua chuyển khoản thì phần người nộp tiền phải ghi: “thu qua chuyển khoản”.       

Phần người thu tiền là chữ ký của người trực tiếp thu tiền; đối với khoản tiền thu qua chuyển khoản thì phần người thu tiền do kế toán nghiệp vụ ký.

Đối với khoản tạm thu nay chuyển sang thu chính thức thì nội dung biên lai ghi:

- Mục họ tên người nộp tiền: ghi theo họ tên người đã nộp tiền trong biên lai tạm thu.

- Mục nội dung thu và số tiền thu: Lý do nộp tiền, số tiền tính đến đơn vị nhỏ nhất viết bằng số, bằng chữ; tên quyết định thi hành án.

- Mục chữ ký của người nộp tiền: ghi chú "trích chuyển từ biên lai tạm thu sang biên lai thu chính thức".

- Mục chữ ký người thu tiền: là chữ ký của kế toán nghiệp vụ thi hành án.

Đối với khoản thu qua chuyển khoản thì nội dung ghi biên lai:

- Mục họ tên người nộp tiền: ghi theo họ tên người đã nộp tiền trong thông báo của ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

- Mục nội dung thu và số tiền thu: lý do nộp tiền, số tiền tính đến đơn vị nhỏ nhất viết bằng số, bằng chữ; tên quyết định thi hành án.

- Mục chữ ký của người nộp tiền: ghi: “thu qua chuyển khoản”.

- Mục chữ ký người thu tiền: là chữ ký của kế toán thi hành án.

Các khoản tiền thu được bằng hình thức chuyển khoản phải được thể hiện kịp thời, đầy đủ, cụ thể vào sổ kế toán thi hành án.

Khi nhận được thông báo của Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng, trường hợp đã có quyết định thi hành án, kế toán báo cho Chấp hành viên phụ trách hồ sơ vụ việc để viết Biên lai thu tiền; trường hợp tạm thu thì báo cho người quản lý Biên lai tạm thu viết biên lai ghi rõ đối tượng nộp.

Đối với phiếu thu tiền thi hành án thì nội dung viết:

Phần họ tên người nộp tiền: ghi họ tên người trực tiếp nộp tiền vào quỹ (nếu Chấp hành viên nộp tiền thì ghi người nộp tiền là họ tên Chấp hành viên); lý do nộp tiền; phần kèm theo ghi rõ số Biên lai thu tiền.

Cơ quan thi hành án chỉ thu vàng, bạc, ngoại tệ theo bản án, quyết định của Toà án.

2. Nộp tiền thi hành án

Tất cả các khoản tiền thu được trong hoạt động thi hành án phải nộp ngay vào quỹ cơ quan thi hành án; trường hợp thu tiền thi hành án ở xa trụ sở cơ quan thì sau khi về đến trụ sở cơ quan phải nộp ngay vào quỹ cơ quan.

3. Chi trả tiền thi hành án

- Thông báo của cơ quan thi hành án cho đương sự đến trụ sở cơ quan thi hành án nhận tiền cần ghi rõ: yêu cầu đương sự khi đến nhận tiền phải mang theo CMND (bản chính) để đối chiếu hoặc giấy tờ tuỳ thân có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp ủy quyền cho người khác nhận thay, người nhận thay phải có giấy ủy quyền hợp pháp kèm theo CMND (bản chính) để đối chiếu  hoặc giấy tờ tùy thân có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hồ sơ thi hành án lưu bản photo giấy ủy quyền, bản photo CMND; chứng từ kế toán lưu bản chính giấy ủy quyền và bản phô tô chứng minh nhân dân của người nhận tiền.

Trường hợp đương sự cung cấp tài khoản cá nhân và yêu cầu chuyển khoản thì cơ quan thi hành án làm thủ tục chuyển khoản.

4. Nộp tiền vào NSNN

- Việc nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước (NSNN) được thực hiện bằng chứng từ riêng tương ứng với từng việc cụ thể; nếu nộp chung nhiều vụ thì phải lập bảng kê chi tiết nêu rõ từng khoản, nộp theo từng quyết định thi hành án và ghi rõ số; ngày, tháng, năm của các biên lai thu tiền.

Bảng kê chi tiết do Chấp hành viên lập và chuyển cho kế toán để làm thủ tục nộp tiền vào NSNN.

Nếu nộp chung các khoản tiền của các Chấp hành viên kê nộp vào ngân sách thì kế toán phải tổng hợp các bảng kê để nộp ngân sách. Sau khi nộp tiền, kế toán sao bảng kê nộp tiền và giấy nộp tiền tương ứng từng vụ trong bảng kê, giao cho Chấp hành viên quản lý hồ sơ để lưu từng hồ sơ thi hành án.

- Bộ phận kế toán lưu bản chính, Chấp hành viên lưu bản sao của chứng từ nộp tiền.

- Đối với khoản thoái thu để hoàn trả trong kỳ, nếu số tiền nộp đủ để hoàn trả thì tại bảng kê nộp tiền vào ngân sách, dòng cuối cùng của bảng kê phải ghi rõ tên quyết định thoái thu, số tiền thoái thu.

Xem chi tiết tại dự thảo Thông tư, dự kiến Thông tư này có hiệu lực trong năm nay 2015, và thay thế Thông tư 09/2011/TT-BTP và Thông tư 22/2011/TT-BTP (file đính kèm).

  •  11965
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…