DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hướng dẫn nghiệp vụ xử lý đối với giấy tờ, văn bản được chứng thực sai quy định

xử lý đối với giấy tờ, văn bản được chứng thực sai quy định

Xử lý đối với giấy tờ, văn bản được chứng thực sai quy định - Minh họa

Phúc đáp Công văn 5143/STP-BTTP của Sở Tư pháp TP. HCM, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực Bộ Tư pháp có Công văn 1218/HTQTCT-CT trả lời 3 nội dung về nghiệp vụ chứng thực.

Thứ nhất: Về xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã được chứng thực không đúng quy định pháp luật do công chứng viên thực hiện.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 01/2020/TT-BTP thì các giấy tờ, văn bản được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký không đúng quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP và Thông tư 01/2020/TT-BTP thì không có giá trị pháp lý.

Như vậy, kể cả các giấy tờ, văn bản do công chứng viên chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký không đúng quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP và Thông tư 01/2020/TT-BTP thì cũng không có giá trị pháp lý.

Khi phát hiện các giấy tờ, văn bản do công chứng viên thực hiện thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký không đúng quy định, Sở Tư pháp đề nghị tổ chức hành nghề công chứng báo cáo để xem xét, hướng dẫn đối với từng trường hợp cụ thể.

Thứ hai: Về thủ tục chứng thực chữ ký người dịch

Khoản 1 Điều 30 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định:

“Người dịch phải chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước cơ quan thực hiện chứng thực về tính chính xác của nội dung bản dịch; không được dịch những giấy tờ, văn bản quy định tại Điều 32 của Nghị định này để yêu cầu chứng thực chữ ký người dịch”.

Như vậy, những giấy tờ, văn bản không phải là bản chính (như văn bản do cá nhân tự lập, bài báo, tạp chí...) vẫn được thực hiện dịch để chứng thực chữ ký người dịch.

Khi giải quyết yêu cầu chứng thực chữ ký người dịch, người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra nếu văn bản được dịch không thuộc trường hợp quy định tại Điều 32 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì thực hiện đối chiếu chữ ký mẫu của cộng tác viên dịch thuật hoặc yêu cầu người dịch ký trước mặt (đối với trường hợp không phải là cộng tác viên) và chuyển người thực hiện chứng thực ký chứng thực.

Thứ ba: Về việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch

Khi chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch thì cơ quan thực hiện chứng thực sử dụng lời chứng chứng thực hợp đồng, giao dịch chung quy định tại Điểm a, Mục 4, phần I của Phụ lục mẫu lời chứng, mẫu sổ chứng thực ban hành kèm theo Nghị định 23/2015/NĐ-CP.

Xem chi tiết công văn tại file đính kèm.

  •  1411
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…