DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hướng dẫn mới về thời điểm giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể trong hình sự

Kết luận giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể và giám định tuổi là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng để tiến hành thủ tục tố tụng hình sự. Kết luận giám định ra sao có thể quyết định đến mức xử lý hình sự đối với người đã thực hiện hành vi vi phạm.

Vì vậy, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế đã phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao soạn thảo Thông tư liên tịch quy định một số hoạt động giám định tư pháp trong tố tụng hình sự.

Theo đó, Thông tư liên tịch này quy định hoạt động giám định lệ tổn thương cơ thể, tuổi, vụ việc, vụ án hình sự có nhiều mẫu vật cùng chủng loại hoặc vật cần giám định không thể di rời và phương tiện điện tử với các nội dung nổi bật như sau:

1. Thời điểm giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể là ngay sau khi người bị thương tích, gây tổn hại sức khỏe đã được điều trị ổn định do cơ sở KCB xác nhận

Trường hợp để đáp ứng yêu cầu giải quyết vụ án cơ quan có thẩm quyền có thể trưng cầu giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể tạm thời đối với người bị thương tích, người bị gây tổn hại về sức khỏe khi người đó vừa bị xâm hại hoặc đang điều trị.

Quyết định trưng cầu giám định yêu cầu kết luận về tỷ lệ tổn thương cơ thể ở mức tối thiểu và mức tối đa có thể đối với thương tích hoặc tổn hại sức khỏe.

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sử dụng kết luận về tỷ lệ tổn thương cơ thể ở mức tối thiểu làm căn cứ ban đầu để giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc vụ án hình sự.

Ví dụ: tổn thương xương ức biến dạng lồng ngực nhiều, tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 16-20% thì kết luận tỷ lệ thương tật mức tối thiểu là 16% và mức tối đa là 20%, cơ quan tiến hành tố tụng lấy tỉ lệ thương tật là 16% làm căn cứ ban đầu để giải quyết...

2. Lưu ý khi thu giữ phương tiện điện tử để giám định:

- Đối với máy tính: Không được tắt (shutdown) theo trình tự mà ngắt nguồn cung cấp điện trực tiếp cho thân máy (CPU) hoặc máy tính (đối với máy tính xách tay);

- Đối với điện thoại di động: Tắt máy, thu giữ cả điện thoại, thẻ nhớ, thẻ sim, bộ sạc điện thoại (nếu có);

- Đối với phương tiện điện tử khác: Tắt thiết bị, thu giữ cả phụ kiện đi kèm (nếu có).

Khi bàn giao cho cá nhân, tổ chức giám định tư pháp phục hồi dữ liệu điện tử, phải làm thủ tục mở niêm phong và niêm phong theo quy định của pháp luật. Để bảo đảm tính nguyên trạng và toàn vẹn của chứng cứ lưu trong vật chứng, việc sao chép dữ liệu để phục hồi, phân tích phải được thực hiện bằng thiết bị “chỉ đọc” (Read only), chỉ thực hiện trên bản sao, không được ghi đè, sửa chữa dữ liệu. Để chuyển hóa thành chứng cứ pháp lý, dữ liệu điện tử phải được chuyển sang dạng có thể đọc được, nhìn được, nghe được; phải lập biên bản về nội dung dữ liệu điện tử đã phục hồi, phân tích; kèm theo lời khai, xác nhận của người bị buộc tội, người làm chứng và người chủ sở hữu phương tiện điện tử về những thông tin đó.

3. Được áp dụng Thông tư liên tịch này nếu làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự so với trước đây

Áp dụng khi điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với người thực hiện hành vi phạm tội trước ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành.  

Xem chi tiết tại Dự thảo Thông tư liên tịch quy định một số hoạt động giám định tư pháp trong tố tụng hình sự.

  •  4305
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…