DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hướng dẫn giải quyết trường hợp muốn tách tên vợ/chồng ra khỏi GCN QSDĐ

Tách tên vợ/chồng ra khỏi sổ đỏ

Tách tên vợ hoặc chồng ra khỏi sổ đỏ như thế nào - Ảnh minh họa

Trong quá trình quản lý, sử dụng đất, nếu vợ/chồng có thỏa thuận hoặc mâu thuẫn và muốn tách tên một trong 2 người ra khỏi sổ đỏ thì giải quyết như thế nào? Bài viết phân tích một số trường hợp tách tên vợ/chồng khỏi sổ đỏ phổ biến hiện nay.

Sổ đỏ là cách gọi thông thường của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (GCN). Thông tin trên trang 1 của giấy này bao gồm tên của người hoặc những người cùng sở hữu quyền sử dụng đất đó.

Trường hợp cả hai vợ chồng cùng đứng tên trên 01 sổ đỏ có thể bao gồm:

+ Đây là tài sản riêng của một người có từ trước thời kỳ hôn nhân, tuy nhiên khi kết hôn thì thỏa thuận đứng tên chung 1 sổ đỏ.

+ Đây là tài sản chung hình thành trong thời kỳ hôn nhân (Đây là quyền sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia, quy định tại điều 213 Bộ luật Dân sự 2015)

Thứ nhất, khi quyền sử dụng đất là tài sản riêng của một trong hai người, nhưng đã thỏa thuận hai người cùng đứng tên trong sổ đỏ, tức cả hai đã thực hiện thỏa thuận "Nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung" theo quy định tại Điều 46 Luật hôn nhân và gia đình 2014 (LHNGĐ):

1. Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.

2. Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó.

3. Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Ở trường hợp này, căn cứ để vợ hoặc chồng tách tên người còn lại ra khỏi sổ đỏ gồm hai trường hợp: phân chia tài sản khi ly hôn (Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác) hoặc phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân (sẽ được phân tích sau đây)

Thứ hai, khi tài sản được xác định là tài sản chung, muốn thay đổi nội dung trong GCN mà không tính đến trường hợp ly hôn thì chỉ có một phương pháp là thỏa thuận chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân. Thỏa thuận chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân bắt buộc là văn bản và được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật. Vấn đề này được quy định cụ thể tại khoản 1, khoản 2 Điều 38 LHNGĐ như sau:

1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật...

Theo đó Điều 42 Luật này quy định những thỏa thuận giữa vợ, chồng bị vô hiệu khi:

1. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

2. Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

a) Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;

b) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;

c) Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;

d) Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;

đ) Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;

e) Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trường hợp thỏa thuận không bị vô hiệu, hiệu lực của việc phân chia tài sản được quy định tại Điều 39 LHNGĐ:

1. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.

2. Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.

3. Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Trên đây là những trường hợp tác giả tìm được có liên quan đến việc tách tên vợ hoặc chồng ra khỏi sổ đỏ, mong bạn đọc đóng góp thêm ý kiến.

  •  3951
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…