DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hướng dẫn đòi lại đất cho mượn, cho ở nhờ

Tranh chấp quyền sử dụng đất là một trong những tranh chấp phổ biến nhất hiện nay, bởi lẽ vì sự tín nhiệm, niềm tin nên khi thiết lập giao dịch hai bên không thỏa thuận bằng văn bản, chỉ thoả thuận miệng. Sau này, khi gia chủ muốn đòi lại đất thì dễ dẫn đến tranh chấp với người đang ở nhờ, trên thực tế đã có trường hợp họ không thể đòi lại đất của mình. Vì vậy, thông qua bài viết này, tôi sẽ phân tích, hướng dẫn giải quyết tranh chấp đòi lại đất cho mượn, cho ở nhờ.
 
Ảnh minh họa: Hướng dẫn đòi lại đất cho mượn, cho ở nhờ
 
Để đòi lại đất cho mượn, cho ở nhờ, bạn phải chứng minh được bạn là người được sử dụng đất hợp pháp, tức là bạn chỉ có thể đòi lại được phần đất đó nếu có một trong các loại giấy tờ theo quy định tại điều 100 Luật đất đai 2013 bao gồm:
 
1.  Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
 
2.  Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993.
 
3.  Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất.
 
4.  Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993.
 
5.  Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật.
 
6.  Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.
 
7. Các giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ
 
Thủ tục đòi đất sẽ được thực hiện như sau:
 
Bước 1: Bạn gửi đơn  đề nghị hòa giải tới Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có thửa đất đó để hòa giải theo quy định tại điều 202 Luật đất đai 2013. Trong thời hạn 30 ngày Uỷ ban nhân dân sẽ phối hợp với các thành viên của Mặt trận tổ quốc để hòa giải tranh chấp đất đai.
 
Bước 2: Nếu Uỷ ban nhan dân hòa giải không thành thì bạn có thể gửi đơn đến tòa án (nếu đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ quy định tại điều 100 Luật đất đai 2013) hoặc Uỷ ban nhân dân cấp huyện để được giải quyết theo quy định của pháp luật.
 
Trên đây là thông tin gửi đến bạn, hy vọng sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề.
 
  •  2432
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…